Lê Văn: Vài điều với ông Thủ tướng VN về ngày “Tháng Tư Đen”

boat-people-01

Ảnh: K. Gaugler/UNHCR

Lê Văn
9-2-2015

Là một thuyền nhân tị nạn đã mạo hiểm mạng sống của mình để tìm tự do từ chế độ cộng sản Việt Nam và đã được định cư tại Canada vào đầu năm 1980. Tôi xin cảm ơn Canada, cảm ơn Global and Mail đã cho tôi cơ hội để chia sẻ vài lời.   

30 tháng tư năm 1975 chỉ là một ngày theo niên lịch đã trôi qua, nhưng đó là ngày “Đại thắng mùa xuân” của lực lượng Cộng sản Bắc Việt đang được cử hành hàng năm và nó cũng là ngày “Tháng Tư Đen” cho những người đang sống ở miền Nam.

Điều gì đã xảy ra sau đó? Thế giới đã chứng kiến vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi xe tăng Cộng Sản Bắc Việt ủi sập cánh cổng Dinh Độc Lập – vi phạm Hiệp Định Paris 1973 – đánh dấu sự sụp đổ của Sài Gòn, miền Nam thống nhất với miền Bắc.

Ngay sau đó, Cộng sản Việt Nam (VC) áp đặt cái gọi là “sở hữu toàn dân dưới chế độ cộng sản” trên khắp miền Nam, họ thực hiện cuộc cải cách ruộng đất, đánh tư sản, kế hoạch tập trung học tập cải tạo, kế hoạch kinh tế mới, kế hoạch cải tạo công thương nghiệp … Kết quả là họ tịch thu ruộng đất của các địa chủ, chiếm lấy các nhà máy, tịch thu tài sản của các nhà tư bản, đưa quân – dân – cán – chính của miền Nam vào trong các nhà tù ẩn dưới tên “trại cải tạo”, tịch thu tài sản của gia đình họ, đẩy họ đi vào vùng kinh tế mới. Không còn quyền sở hữu tư nhân, không có doanh nghiệp tư nhân, tất cả đều dưới sự kiểm soát của chính phủ cộng sản.

Bất cứ ai dám phản đối, họ sẽ bi nghiền nát, hoặc nhận một án tù vô thời hạn hay thậm chí biến mất …

Lịch sử đã ghi nhận làn sóng người tị nạn ồ ạt từ Nga, Đông Âu, Cuba … sau khi những nước nầy rơi vào tay Cộng Sản, lịch sử đã lặp lại lần nữa sau khi Sài Gòn sụp đổ, hàng triệu người Việt Nam chạy trốn chế độ cộng sản bằng đường biển hoặc đường bộ, hàng ngàn người trong số họ không may đã vĩnh viễn định cư nơi đáy biển, nhưng hàng ngàn Thuyền nhân khác đã đến được bờ và may mắn nhận được “Vòng tay mở rộng” và “Trái tim nhân ái” từ nhân dân Canada qua Chính phủ của họ và định cư ở đây từ đó.

Canada đã thực sự cứu mạng chúng tôi, người Canada đã cho chúng tôi một cơ hội để sống trong đất nước tuyệt vời này như một con người được đấng tạo hóa sinh ra.

Ðối với người nói “lựa chọn 30 tháng 4 ‘tổn thương’ cho chúng tôi”, tôi tự hỏi họ là ai và tổn thương đó là gì !

Thực sự ngày 30 tháng 4 (1975) thuộc về tất cả, nhưng “Tháng Tư Ðen” không bao giờ thuộc về VC, vì đó là ngày mà cuộc hành trình của hàng triệu người Việt Nam tị nạn cộng sản tìm Tự do bắt đầu.

Đau thương, mất mát kể cả sự chết không bao giờ thuộc về những người đã gây ra nó, cũng không thuộc về những ai đã chưa bao giờ phải trải qua một “hành trình sống hay là chết” trên biển hoặc xuyên qua các khu rừng chết, lạnh lẽo, tối tăm, nhưng chắc chắn nó đã thuộc về nạn nhân của các chính sách vô nhân đạo của chế độ cộng sản tại Việt Nam.

Nhưng khổ đau cũng dần dần được xoa dịu, những mất mát tổn thương rồi cũng lành – nhưng không phải nhờ những người cộng sản – mà là từ đất nước Canada, đất nước đã cứu chúng tôi ra khỏi bóng tối và bây giờ qua dự luật S219 mà Thượng viện vừa thông qua, nó thật xứng đáng được vinh danh công nhận sau 35 năm.

Tôi luôn ủng hộ mối quan hệ hỗ tương phát triển giữa Canada và Việt Nam, nhưng tôi nhận thấy thương mại sẽ luôn được nâng cao và thăng tiến không phải chỉ dựa trên lợi nhuận hay bởi sự chối bỏ hoặc bẻ cong sự thật, mà là dựa trên sự công bằng, minh bạch và chủ yếu là từ sự hỗ trợ của chính nhân dân sở tại.

Dự luật S219 đang chiếu lại lịch sử, đang vinh danh lòng nhân đạo vĩ đại của Canada đối với thuyền nhân Việt Nam hay lời mở đầu của nó đã nhắc lại một phần bi kịch của họ. Trừ khi đến lúc Chính phủ Cộng sản Việt Nam nhận ra và học được từ những sai lầm quá khứ để bắt đầu một hành vi mang tính xây dựng và hướng về phía trước, nếu không họ vẫn phải luôn đối mặt với sự chống đối tự nhiên của người dân Canada gốc Việt, hồ sơ nhân quyền của họ vẫn nghèo nàn và người Canada vẫn còn nghe họ nói họ cảm thấy bị ‘tổn thương’.

Hơn nữa, sự thiếu hiểu biết về các quy trình lập pháp Canada và quyền Dân chủ của Công dân Canada mà chủ yếu là nếu vẫn tiếp tục tránh né sự thật thì chính họ là người sẽ cảm thấy không yên về Luật S219 – Hành Trình tìm Tự Do – và thậm chí sẽ luôn cảm thấy ‘tổn thương’ bởi mục đích cao đẹp của Dự luật nầy.

Lê Văn