Monthly Archives: March 2012

Thâm thủng mậu dịch của Hoa Kỳ với Trung Quốc ngày càng tăng

Hình: AP Trung Quốc mua gần 104 tỉ đô la hàng hóa của Hoa Kỳ trong năm ngoái, đứng hàng thứ Ba các nước nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ sau Canada và Mexico

Hình: AP Trung Quốc mua gần 104 tỉ đô la hàng hóa của Hoa Kỳ trong năm ngoái, đứng hàng thứ Ba các nước nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ sau Canada và Mexico

Trung Quốc mua gần 104 tỉ đô la hàng hóa của Hoa Kỳ trong năm ngoái, đứng hàng thứ Ba các nước nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ sau Canada và Mexico

Một phúc trình mới cho thấy lần đầu tiên trong năm ngoái Hoa Kỳ xuất khẩu hơn 100 tỉ đô la hàng hóa sang Trung Quốc, nhưng đồng thời trong thời gian đó cũng nhập khẩu hơn gấp 4 lần.

Hội đồng Doanh thương Hoa Kỳ-Trung Quốc là một tổ chức thương mại khuyến khích bán các sản phẩm của Hoa Kỳ sang Trung Quốc.

Hôm thứ Tư, Hội đồng cho biết Trung Quốc mua gần 104 tỉ đô la hàng hóa của Hoa Kỳ trong năm ngoái, đứng hàng thứ Ba các nước nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ sau Canada và Mexico, hai nước láng giềng nam bắc của Mỹ.

Tổ chức thương mại này nói hai tiểu bang miền tây Hoa Kỳ là California và Washington chiếm gần một phần năm hàng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng Hoa Kỳ mua nhiều sản phẩm của Trung Quốc hơn là Trung Quốc mua của Hoa Kỳ.

Chính phủ Mỹ cho biết năm ngoái Trung Quốc bán gần 400 tỉ đô la hàng hóa sang Mỹ, làm cho thâm thủng thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc lên đến hơn 295 tỉ đô la.

Tòa án Tối cao Mỹ chất vấn về đạo luật y tế của Tổng Thống Obama

Hôm thứ Ba, đạo luật về chăm sóc sức khỏe do Tổng Thống Barack Obama ký ban hành có thể gặp trở ngại về phương diện pháp lý sau những cuộc tranh luận trước Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ về vấn đề liệu đạo luật này có hợp hiến hay không. Vụ kiện trước Tòa án Tối cao là một cuộc đối đầu lớn về pháp lý và chính trị liên quan đến cải tổ tổ hệ thống chăm sóc sức khỏe mà Tổng Thống đã ký ban hành hai năm trước đây mặc bị Đảng Cộng Hòa đối lập dầu phản đối kịch liệt.

Jim Malone

Hình: AP 9 vị Thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ

Hình: AP 9 vị Thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ

ào ngày thứ nhì của ba ngày tranh luận trước Tòa án Tối cao, chín vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện xét tới một vấn đề quan trọng của đạo luật chăm sóc sức khỏe buộc mọi cá nhân phải mua bảo hiểm sức khỏe.

Điều khoản này đòi hỏi tất cả các công dân Mỹ phải mua bảo hiểm sức khỏe, bắt đầu vào năm 2014 nếu không sẽ bị phạt. Những người ủng hộ nói sự bó buộc này là điều cần thiết để giúp san sẻ phí tổn hầu giúp cho hằng triệu công dân được bảo hiểm y tế mà trước đây họ không có. Những người phản đối coi sự bó buộc này là một hành động bất hợp hiến của chính phủ liên bang.

Trong cuộc tranh luận hôm thứ Ba, các thẩm phán có xu hướng bảo thủ trong Tòa Án Tối Cao tỏ ý hoài nghi là hiến pháp Hoa Kỳ lại cho phép chính phủ buộc cá nhân phải mua bảo hiểm.

Thẩm phán Antonin Scalia, một trong những nhà bảo thủ hàng đầu của Tòa án Tối cao, nói:

“Chính phủ liên bang không thể là một chính phủ có tất cả mọi quyền hạn, chính phủ này phải được coi là có quyền hạn hạn chế và đây là mục đích của cuộc tranh luận này. Nếu chính phủ có thể làm chuyện này buộc mọi người mua bảo hiểm) thì còn điều gì khác mà chính phủ không thể làm?”

Ông Scalia là một trong bốn thẩm phán Tòa án Tối cao có chín thành viên vẫn kiên định giữ lập trường bảo thủ.

Bốn thẩm phán khác tất cả đều được bổ nhiệm bởi các Tổng Thống thuộc Đảng Dân Chủ có thành tích cấp tiến hơn. Các vị này thường cởi mở hơn đối với ý kiến cho rằng đạo luật về chăm sóc sức khỏe là hợp hiến. Trong số các vị này có thẩm phán Stephen Breyer. Ông nói:

“Đạo luật này cho thấy là có một vấn đề toàn quốc liên quan tới tài chính, phí tổn và bảo hiểm.”

Lá phiếu then chốt trong nhiều vụ phân xử tại Tối Cao Pháp Viện là của thẩm phán Anthony Kennedy, người thường được các chuyên gia pháp luật theo dõi các vụ phân xử của Tòa án Tối cao nói tới như là vị “thẩm phán có thể thay đổi giờ chót”

Ông Kennedy dường như cũng có vẻ hoài nghi về quyền của quốc hội bó buộc mọi người mua bảo hiểm sức khỏe:

“Khi thay đổi quan hệ của cá nhân sang cho chính phủ trong vấn đề này, theo tôi, đó là một phương thức độc nhất vô nhị, không lẽ chúng ta không mang một gánh nặng là phải biện minh rằng thẩm quyền này có hợp hiến hay không?”

Trong khi các cuộc tranh luận tiếp tục trước Tòa án Tối cao, những người biểu tình ở cả hai phía ủng hộ và phản đối đã tuần hành bên ngoài tòa án sang tới ngày thứ nhì.

Đạo luật về chăm sóc sức khỏe đã gây nhiều tranh cãi ngay từ bước khởi đầu. Đạo luật này đã được thông qua tại quốc hội hai năm trước đây và chỉ có các nhà làm luật Đảng Dân Chủ ủng hộ. Và các cuộc thăm dò công luận cho thấy nước này vẫn chia rẽ sâu đậm trong vấn đề này.

Theo dự kiến Tối Cao Pháp Viện sẽ đưa ra phán quyết về tính hợp hiến hay không của đạo luật cải tổ y tế vào khoảng thời gian trước cuối tháng Sáu, và nhiều chuyên gia nói rằng phán quyết này sẽ có ảnh hưởng đối với cuộc bầu cử Tổng Thống và quốc hội trong năm nay.

Tối cao Pháp viện Mỹ tranh luận ngày chót về luật cải tổ y tế

Hình: AP Bà Amy Brighton từ tiểu bang Ohio biểu tình trước Tòa án Tối cao Hoa Kỳ để phản đối đạo luật cải tổ y tế, ngày 27/3/2012

Hình: AP Bà Amy Brighton từ tiểu bang Ohio biểu tình trước Tòa án Tối cao Hoa Kỳ để phản đối đạo luật cải tổ y tế, ngày 27/3/2012

Tối cao Pháp viện Mỹ hôm nay sẽ tiến hành phiên tòa ngày thứ ba và là ngày chót để nghe những lập luận về vấn đề là toàn bộ đạo luật cải tổ y tế có được áp dụng hay không nếu một qui định then chốt của luật này bị cho là vi hiến.

Cuộc tranh luận hôm qua tập trung về điều gọi là “đòi hỏi đối với cá nhân”, qui định mọi người Mỹ phải mua bảo hiểm y tế nếu không muốn bị phạt tiền.

Những người ủng hộ nói rằng qui định này là cần thiết để phí tổn chăm sóc sức khỏe được chia sẻ bởi mọi người Mỹ, đặc biệt là những người mạnh khỏe không muốn mua bảo hiểm, để có thể bảo hiểm cho khoảng 30 triệu người hiện không có bảo hiểm.

Những thẩm phán bảo thủ nhất của Tối cao Pháp viện, do Thẩm phán Anthony Scalia dẫn đầu, đã bày tỏ nghi ngờ về việc chính phủ có quyền bắt dân chúng mua bất kỳ loại sản phẩm nào, kể cả bảo hiểm sức khỏe.

Tuy nhiên, một vị thẩm phán có lập trường tự do, ông Stephen Breyer nói rằng vấn đề này cho thấy có một vấn đề mà ông gọi là một “vấn đề quốc gia có liên hệ tới tiền bạc, phí tổn và bảo hiểm”.

Chánh thẩm John Roberts và Thẩm phán Anthony Kennedy bày tỏ quan tâm về qui định này, nhưng dường như họ cũng thừa nhận sự cần thiết của đòi hỏi này trong việc quản lý những phí tổn của việc chăm sóc sức khỏe.

Hôm nay, các vị thẩm phán sẽ nghe những lập luận về sự nới rộng của chương trình bảo hiểm sức khỏe hỗn hợp giữa chính phủ liên bang và chính phủ tiểu bang dành cho người có thu nhập thấp, thường được gọi là Medicaid, trong đạo luật cải tổ y tế

Cuba: Đức Giáo Hoàng hội kiến cựu Chủ tịch Fidel Castro

Hình: AP Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 gặp nhà cựu lãnh đạo Cuba Fidel Castro tại Havana, thứ tư 28/3/2012

Hình: AP Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 gặp nhà cựu lãnh đạo Cuba Fidel Castro tại Havana, thứ tư 28/3/2012

Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 gặp nhà cựu lãnh đạo Cuba và cũng là thần tượng cách mạng Fidel Castro hôm thứ Tư, một thời gian ngắn sau khi kêu gọi có thêm tự do tôn giáo trên hải đảo này.

Một phát ngôn viên tòa thánh Vatican nói rằng cuộc họp đã xảy ra sau thánh lễ ngoài trời của Đức Giáo Hoàng tại Quảng Trường Cách Mạng ở Havana, cao điểm trong chuyến viếng thăm Cuba của Đức Giáo Hoàng.

Sáng thứ Tư, hằng chục ngàn người Cuba đã tụ tập tại Quảng trường kỷ niệm cuộc cách mạng cộng sản, một số người mang dù che ánh nắng chói chang.

Một thông tín viên đài VOA tại đây trích thuật lời một số người trong đám đông nói rằng thật là một chuyện tuyệt vời khi Đức Giáo Hoàng viếng thăm Cuba, nhưng họ không trông đợi chuyến thăm của ngài sẽ ảnh hưởng nào đến hệ thống chính trị đất nước này.

Đức Giáo Hoàng đã sử dụng bài giảng tại buổi lễ để ca ngợi các biện pháp mà Cuba thực hiện để cải thiện tự do tôn giáo nhưng ngài kêu gọi cần phải làm thêm nhiều hơn nữa.

Ngài nói cả thế giới lẫn Cuba cần phải thay đổi bằng cách chọn “con đường của tình thương, gieo rắc hòa giải, tình huynh đệ” và mưu cầu chân lý.

Đức Giáo Hoàng tới Cuba nhằm gia tăng ảnh hưởng của giáo hội và khuyến khích người Cuba tìm kiếm sự thay đổi chính trị để xây dựng một “xã hội cởi mở và đổi mới.”

Giáo hoàng gặp kín Raul Castro

Cập nhật: 03:35 GMT – thứ tư, 28 tháng 3, 2012

Cuba kỷ niệm 400 năm tượng Đức Mẹ Bác Ái dạt vào bờ biển

Cuba kỷ niệm 400 năm tượng Đức Mẹ Bác Ái dạt vào bờ biển

Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã gặp Chủ tịch Cuba Raul Castro trong ngày thứ hai Ngài đến thăm quốc đảo cộng sản này.

Trong lúc đó cũng có những thông tin rằng Ngài cũng sẽ gặp anh trai Chủ tịch Raul là cựu Chủ tịch Fidel Castro.

Sau khi đến Havana, Giáo hoàng đã cầu nguyện trước tượng của vị thánh bảo trợ của Cuba. Ngài nói với các tín đồ rằng Ngài cầu nguyện cho một nước Cuba ‘tiến về phía trước trên con đường đổi mới và hy vọng’.

Giới chức Cuba đã nhấn mạnh rằng cải cách chính trị không nằm trong chương trình nghị sự của chuyến thăm này.

Marino Murillo, một trong số các phó chủ tịch của Raul và ‘tư lệnh kinh tế’ phụ trách tự do hóa nền kinh tế, nói với các nhà báo rằng chính phủ đang đổi mới mô hình kinh tế Cuba để giúp cho chế độ xã hội nghĩa ở nước này bền vững.

‘Không cải cách chính trị’

“Không có cải cách chính trị nào ở Cuba cả,” vị phó chủ tịch này nói.

Chuyến thăm của Giáo hoàng đánh dấu kỷ niệm 400 năm phát hiện bức tượng Đức Mẹ Bác Ái (Virgin of Charity of El Cobre) vốn được một ngư dân nhìn thấy đang trôi nổi trên vịnh. Bức tượng này sau đó đã được các anh hùng trong cuộc chiến giành độc lập của Cuba tôn thờ.

“Tôi đã gửi gắm đến Đức Mẹ tương lai của đất nước này – sẽ tiến về phía trước trên con đường đổi mới và hy vọng – vì lợi ích của toàn thể nhân dân Cuba.”

Giáo hoàng Benedict 16

Giáo hoàng Benedict XVI quỳ trước bức tượng gỗ trong một vài phút. Ngài cho biết Ngài đã cầu nguyện cho những người ‘đau khổ’ và ‘bị tước đoạt quyền tự do’.

“Tôi đã gửi gắm đến Đức Mẹ tương lai của đất nước này – sẽ tiến về phía trước trên con đường đổi mới và hy vọng – vì lợi ích của toàn thể nhân dân Cuba,” Ngài nói.

Sau đó, Giáo hoàng đã có cuộc gặp kín kéo dài một tiếng đồng hồ với lãnh đạo của quốc gia cộng sản này.

Không ai biết gì về nội dung cuộc nói chuyện kín giữa Giáo hoàng và Chủ tịch Cuba

Không ai biết gì về nội dung cuộc nói chuyện kín giữa Giáo hoàng và Chủ tịch Cuba

Không có chi tiết nào được loan báo về nội dung cuộc gặp này nhưng các hình ảnh truyền hình cho thấy Raul Castro chào đón Giáo hoàng tại Dinh cách mạng và sau đó tiễn Ngài ra.

Phóng viên BBC Sarah Rainsford ở Havana cho biết thay đổi và mở cửa đang nổi lên là các chủ đề chính của chuyến thăm của Giáo hoàng đến quốc gia độc đảng này – nơi các giáo dân Công giáo hiện đang chiếm 10% dân số.

Các nhà quan sát nhận xét quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và Nhà nước đã ấm lên trong những năm gần đây ở Cuba.

Chủ tịch Raul Castro đã chấp nhận vai trò trung gian của Giáo hội trong các vấn đề như tù nhân chính trị và thừa nhận vai trò của Giáo hội là tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất bên ngoài Nhà nước cộng sản.

Phóng viên BBC cho biết nếu Giáo hoàng Benedict XVI thật sự gặp Fidel Castro thì đó sẽ là thêm một cơ hội tốt để thảo luận về tiến trình cải cách ở Cuba. Giáo hoàng đã nói Giáo hội sẵn sàng giúp đỡ thực hiện các cải cách này.

Từ Havana, phóng viên BBC Ian Pannell cho biết người dân ở đảo quốc này rất hào hứng với chuyến thăm của Giáo hoàng và hy vọng rằng chuyến thăm này sẽ dẫn đến nhiều thay đổi hơn nữa ở đất nước này.

“Đối với đa số người dân Cuba thì chuyện thế gian chứ không phải việc của Chúa Trời mới là mối bận tâm hàng ngày của họ – làm sao để kiếm đủ tiền để sống qua ngày” ông nói.

Thứ Tư, 28 tháng 3 2012

Pháp điều tra cựu tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Strauss-Kahn

Hình: AP Ông Dominique Strauss Kahn bị tố cáo dính líu tới một đường dây gái mại dâm.

Hình: AP Ông Dominique Strauss Kahn bị tố cáo dính líu tới một đường dây gái mại dâm.

 

Một tòa án Pháp đã chính thức điều tra ông Dominique Strauss Kahn về cáo giác cho rằng cựu tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế này dính líu tới một đường dây mại dâm.

Ông Strauss-Kahn đã đóng khoản tiền thế chân 133,000 đô la để khỏi bị giam trong lúc các công tố viên tiến hành cuộc điều tra.

Tại Pháp một cuộc điều tra chính thức là một bước ngắn trước khi chính thức truy tố.

Các công tố viên cho rằng ông Strauss-Kahn tiếp tay cung cấp gái mại dâm cho những thương gia tại một khách sạn hạng sang trong thành phố Lille ở miền bắc nước Pháp và đã tham dự những bữa tiệc vui với những cô gái đó.

Luật sư của ông Strauss-Kahn tố cáo nhà chức trách bịa ra các cáo trạng vì tiếng tăm của ông

Thủ tướng Italia đổ lỗi cho Pháp, Ðức về vụ khủng hoảng nợ

Hình: Betaphoto Thủ tướng Italia Mario Monti

Hình: Betaphoto Thủ tướng Italia Mario Monti

Thủ tướng Italia Mario Monti nói rằng ông nghĩ rằng cuộc khủng hoảng nợ của chính phủ châu Âu “gần kết thúc” nhưng ngày hôm nay ông đã đổ lỗi cho những hành động của Đức và Pháp cách đây 1 thập niên đã gây nên cuộc khủng hoảng này.

Nhà lãnh đạo Italia phát biểu với các nhà đầu tư ở Tokyo rằng Đức và Pháp “đã lỏng lẻo” trong việc kiểm soát các khoản thâm hụt ngân sách và nợ hồi năm 2003 chỉ 4 năm sau khi đồng euro trở thành đồng tiền thống lĩnh ở châu Âu.

Đức và Pháp là hai nền kinh tế mạnh nhất lục địa này. Nhưng ông Monti nói rằng nếu “cha và mẹ của khối sử dụng đồng euro vi phạm các qui định” kiểm soát chi tiêu thì không thể trông chờ Hy Lạp và các nước bị nợ nần chồng chất khác kiểm soát khoản thâm hụt của họ.

Trong vòng hai năm qua, Hy Lạp đã phải tìm kiếm hai khoản cứu nguy quốc tế để tránh vỡ nợ, trong khi châu Âu đã phải cấp các gói cứu nguy cho cả Ireland và Bồ Đào Nha.

Tuy nhiên, ông Monti nói rằng ông tin là thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng đang gần kết thúc.

Ông Monti nói rằng các biện pháp kiệm ước được Itali thực hiện và các cải cách lao động sẽ thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ ba châu Âu, thậm chí cả khi công đoàn Italia đã kêu gọi thực hiện các cuộc lãn công ngắn để phản đối các qui định vốn sẽ khiến việc sa thải công nhân trở nên dễ dàng hơn.

Ông Monti là một thành viên của Ủy ban Châu Âu hồi đầu những năm 2000. Trong thời gian đó, ủy ban đã đề nghị chế tài Đức và Pháp vì họ đã vượt quá mức giới hạn mà khối sử dụng đồng euro qui định phải giữ mức thâm hụt ngân sách ít hơn 3% tổng sản lượng kinh tế quốc gia.

Tuy nhiên, Hội đồng châu Âu, đã thỏa hiệp với các giới chức được bầu chọn, và phủ quyết mọi biện pháp chế tài.

Kazakhstan qui trách cho giám đốc ngân hàng về âm mưu khủng bố

Hình: VOA Thành phố Almaty tại Kazakhstan

Hình: VOA Thành phố Almaty tại Kazakhstan

Giới hữu trách ở Kazakhstan nói rằng họ đã phá vỡ một âm mưu đánh bom khủng bố được hoạch định vào ngày Chủ nhật tại thủ đô thương mại Almaty.

Văn phòng tổng chưởng lý đưa ra rất ít chi tiết về việc họ đã phát hiện âm mưu này ra sao. Họ quy trách nhiệm cho các cộng sự của giám đốc ngân hàng đang bỏ trốn Mukhtar Ablyazov.

Những kẻ khủng bố bị cáo buộc lẽ ra đã cho nổ bom tại các công viên ở thành phố và các tòa nhà chính phủ.

Các công tố viên nói rằng âm mưu này nhắm mục đích làm cho dân chúng sợ hãi, gây tình trạng hỗn độn, hoảng loạn, và gây bất ổn cho tình hình chính trị xã hội.

Ông Ablyazov là một người kịch liệt phản đối tổng thống lâu năm của Kazakhstan, ông Nursultan Nazarbayev. Cựu giám đốc ngân hàng đã bỏ trốn sang London vào năm 2009 để tránh bị truy tố về tội biển thủ.

Hồi tháng trước ở London ông đã bị kết án 22 tháng tù vì coi thường tòa án. Ông đã bỏ trốn trước khi bị bỏ tù và hiện chưa rõ ông đang ở đâu.

Văn phòng tổng chưởng lý cho hay Alexander Pavlov, một nhân viên an ninh của ông Ablyazov, có liên hệ với âm mưu khủng bố cùng với Muratbek Ketebayev, một nhân vật hàng đầu trong đảng đối lập Alga không đăng ký hoạt động.

Chính phủ nói rằng những người đàn ông này được hứa trả 25.000 đôla để dàn dựng vụ đánh bom.

Khủng bố, bạo động và biểu tình rất hiếm khi xảy ra ở Kazakhstan, bất chấp sự cai trị độc đoán và thái độ không dung thứ cho sự phản đối của ông Nazarbayev.

Nhiều người Kazakhstan hưởng một mức sống cao hơn so với hầu hết các nước láng giềng Trung Á khác vì nguồn lợi dầu mỏ của nước họ.

ECOWAS dọa chế tài Mali vì vụ đảo chánh

 

Hình: ASSOCIATED PRESS Người đứng đầu vụ đảo chánh, Đại úy Amadou Sanogo

Hình: ASSOCIATED PRESS Người đứng đầu vụ đảo chánh, Đại úy Amadou Sanogo

Nhóm ECOWAS của các quốc gia Tây Phi dọa chế tài và can thiệp quân sự để đáp lại vụ đảo chánh của các quân nhân phản loạn hồi tuần trước ở Mali.

Hôm thứ Ba, ECOWAS cho biết họ sẽ gởi một phái đoàn gồm có ít nhất 5 vị nguyên thủ quốc gia đến Mali trong vòng 48 giờ đồng hồ để thương lượng cho việc phục hồi quyền cai trị của giới lãnh đạo hợp hiến do dân bầu ra.

Các nước thành viên nói rằng họ đang xem xét tới “mọi sự lựa chọn” để chấm dứt vụ khủng hoảng và cho biết một lực lượng duy trì hòa bình đang chuẩn bị sẵn sàng để thi hành nhiệm vụ.

Phát ngôn viên của ECOWAS, ông Sonny Ugoh, cho đài VOA biết rằng các nhà lãnh đạo khu vực muốn gởi đi một thông điệp là họ không chấp nhận bất kỳ một vụ đảo chánh nào.

Ông Ugoh nói thêm rằng ECOWAS tin là tập đoàn quân nhân cầm quyền Mali sẽ nhượng bộ trước áp lực.

Những người cầm đầu cuộc đảo chánh hôm qua loan báo một hiến pháp mới. Văn kiện, được tuyên đọc trên đài truyền hình quốc gia, có những qui định bảo vệ tự do ngôn luận và cấm không cho các thành viên của hội đồng quân nhân ra tranh cử.

Phó Đại sứ Mỹ Peter Henry Balerin cho đài VOA biết rằng ông đã nói chuyện Đại úy Amadou Sanogo, thủ lãnh cuộc đảo chánh, và hối thúc ông này trao trả quyền hành ngay cho các nhà lãnh đạo dân cử và để cho các cuộc bầu cử được tổ chức càng sớm càng tốt.

Các quân nhân phản loạn đã chiếm quyền hôm thứ Năm từ tay Tổng thống Amadou Toumani Touré.

Họ nói rằng hành động này giúp họ có thể tiến hành một cuộc chiến đấu có hiệu quả hơn để chống lại cuộc nổi dậy của người sắc tộc Tuareq ở miền bắc.

 

Liên hiệp Phi Châu, Mỹ, LHQ lên án bạo động giữa Bắc và Nam Sudan

Hình: Reuters Chủ tịch Liên hiệp Phi Châu Jean Ping

Hình: Reuters Chủ tịch Liên hiệp Phi Châu Jean Ping

Liên hiệp Phi Châu đã cùng Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc lên án các cuộc giao tranh ‘đang leo thang’ giữa Nam và Bắc Sudan, mà trong tuần này đã có cả những cuộc không kích và các vụ tấn công trên bộ.

Trong một công bố cuối ngày hôm qua, Chủ tịch Liên hiệp Phi Châu Jean Ping đã kêu gọi cả hai bên tôn trọng các thỏa thuận mà họ đã ký gần đây và nói rằng bất kỳ tranh chấp nào cũng phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình.

Ông Ping đã nhắc đến các diễn biến ‘đáng lo ngại và đáng tiếc’ đã xảy ra ngay trước khi tổng thống Bắc và Nam Sudan dự kiến sẽ nhóm họp để giải quyết các tranh chấp về biên giới và doanh thu dầu mỏ.

Tổng thống Sudan Omar al-Bashir trước đó cho biết ông đã hủy bỏ cuộc hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra vào ngày ¾ với Tổng thống Nam Sudan Kiir vì tình trạng bạo động.

Hôm qua, Nam Sudan cáo buộc Sudan đã tiến hành cuộc không kích sang tới ngày thứ hai nhắm vào khu vực nhiều dầu mỏ dọc biên giới có tranh chấp.

Tuy nhiên, Sudan đã bác bỏ cáo giác này, và một người phát ngôn của Đảng Đại hội Quốc gia cầm quyền của Sudan nói rằng nước ông chỉ đáp trả lại cuộc xâm lấn của Nam Sudan vào lãnh thổ nước mình.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland hôm qua nói rằng Hoa Kỳ ‘rất lo ngại’ về các cuộc giao tranh mới, đặc biệt là dọc khu vực biên giới.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nói rằng ông ‘quan ngại sâu sắc’ về các vụ đụng độ, và kêu gọi hai bên ‘giải quyết những bất đồng một cách hòa bình’.

Ông Ban cũng hối thúc ông Kiir và ông Bashir tiến hành các cuộc hội đàm như đã trù liệu vào tháng Tư