KÍNH MỜI KÝ THỈNH NGUYỆN THƯ
Yêu Cầu quí vị Giám Đốc Điều Hành các công ty:
Google, Facebook, Twister, LinkedIn, Apple, Microsoft
KHÔNG ĐÁP ỨNG Luật An Ninh Mạng Việt Nam
Kính gởi quý vị, quý đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước đang xử dụng internet,
Ngày 12 tháng 6 vừa qua, đảng cộng sản Việt Nam qua Quốc Hội bù nhìn đã thông qua Luật An Ninh Mạng bất chấp những khuyến cáo của các cơ quan nhân quyền, các quốc gia yêu chuộng tự do, các công ty cung cấp dich vụ Mạng quốc tế, và nguyên vọng người dân qua những kiến nghị, và các cuộc tổng biểu tình phản đối toàn quốc.
Qua Luật An Ninh Mạng nhà cầm quyền đảng cộng sản Việt Nam:
· Bắt buộc các Công ty cung cấp dich vụ Mạng đặt máy lưu trử dữ liệu tại Việt Nam. Cung cấp cho cơ quan an ninh CSVN những dữ liệu quan trọng liên quan đến người xử dụng theo đòi hỏi của chính quyền. Gở bỏ hay ngăn chận các thông tin có nội dung mà CSVN cho là xâm phạm an ninh quốc gia, an toàn trật tự xã hội. Điều này đi ngươc lại những giá trị căn bản đạo đức và nhân quyền mà các đại công ty cung cấp dich vụ Mạng đang tôn trong và trân quý.
· Khi Luật An Ninh Mạng được thi hành nó sẽ ngăn chận mọi phát biểu về chánh kiến của người dân. Người dân có thể bị kết án phản động, bôi nhọ lãnh đạo dù chỉ viết vài dòng trên Facebook, Internet, hay đưa lên vài hình ảnh có nội dung chỉ trích cán bộ, hay lãnh đạo đảng CSVN.
· Luật An Ninh Mạng này được viết một cách mơ hồ, chung chung để dễ dàng kết tội người dân khi phát biểu, chỉ trích cán bộ đảng, nhà nước…
· Luật An Ninh Mạng này sẽ kéo lùi Việt Nam tụt hậu về thời kỳ ban sơ khi hệ thống internet mới du nhâp vào Việt Nam hàng chục năm về trước!
Thỉnh nguyên thư này đươc đăng trên hệ thống CHANGE.ORG để mời gọi tất cả mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước và các bạn bè khắp nơi trên thế giới xử dụng internet xin ký tên để yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ trên Mạng như Google, Facebook, Twitter, LinkedIn, Apple, và Microsoft…sẽ không đáp ứng đòi hỏi của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận của người dân Viêt Nam. Càng đông người ký tên Thỉnh Nguyện Thư sẽ dễ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy các vị Giám Đốc Điêu Hành của các công ty trên tăng thêm quyết tâm KHÔNG ĐÁP ỨNG Luật An Ninh Mạng Việt Nam giới hạn quyền tự do ngôn luận và quyền xử dụng Internet CỦA NGƯỜI DÂN ViỆT NAM.
Kính xin quý vị bấm vào link, ký tên và phổ biến rộng rãi Thỉnh Nguyện Thư này đến càng nhiều người càng tốt.
Chân thành cám ơn quý vị.
Liên Minh Dân Chủ Việt Nam
PETITION
REQUEST FOR NON ACCOMMODATION OF VIETNAM CYBERSECURITY LAW
To: The CEOs of Google, Facebook, Twitter, LinkedIn, Apple, Microsoft and Samsung.
Dear Sirs and Madams,
There has never been a worse time to be an online blogger in Vietnam.
On June 12, 2018, the Vietnamese National Assembly approved a controversial cyber security law that would require giant tech companies like Facebook, Google, Twitter, LinkedIn, Apple and Samsung to share the personal data of users in Vietnam.
The Vietnamese Communist Party’s tougher restrictions on online dissent would require social media companies in Vietnam to remove anti-state content from their platforms within one day of receiving a request from the authorities.
The Cybersecurity Law demands that Google and Facebook censor content deemed controversial by the government, store user data in Vietnam and hand over data to the Vietnamese government upon request.
The new cyber security law is a serious violation of international legal standards, as it gives the authorities broad discretion to determine when expression must be censored as “illegal.”
This measure would be used only to further legalize the ongoing crackdown on peaceful online dissent, bloggers and activists like Nguyen Trung Ton, Truong Minh Duc, Pham Van Troi, Nguyen Bac Truyen, Hoang Duc Binh, Tran Hoang Phuc, Nguyen Ngoc Nhu Quynh (also known as Mother Mushroom), Tran Thi Nga, Bui Van Trung and Ho Van Hai.
Hundreds protests were held in some parts of the country against the content control measure that would restrict the online freedom and right to privacy of the 53% and rising share of Vietnam’s population of 90 million who have access to the Internet.
There is now no safe place left in Vietnam for people to speak freely.
Member countries of the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP) must confront Vietnam when it defies international trade and cooperation standards and, ultimately, the Internet itself.
Vietnam continues to be at the bottom of the RSF World Index of Freedom of the Press and is ranked 175 out of 180 countries in 2018.
Ladies and Gentlemen,
For the freedom of expression, the inviolable privacy of digital media users, the economic interests of the Vietnamese people, the development of the country, the desire to integrate with the global technological market, Vietnam’s prestige, and the global competition in the 21st century, we, the signatories of this Petition, earnestly request Google, Facebook, Twitter, LinkedIn, Apple, Microsoft and Samsung not to subscribe to the demands of the Vietnamese government.
We, the 96 million Vietnamese people living in Vietnam and the 4 million living in exile all over the world, will be appreciative of your decision not to submit to the new Vietnam’s Cybersecurity Law.
Yours sincerely,
Alliance for Democracy in Vietnam
Thư Thỉnh Cầu KHÔNG ĐÁP ỨNG Luật An Ninh Mạng Việt Nam
Kính gởi quí vị Giám Đốc Điều Hành:
Google, Facebook, Twitter, LinkedIn, Apple, Microsoft and Samsung.
Kính thưa quí vị,
Chưa bao giờ những nhà báo mạng ở Việt Nam trải qua thời gian bi thảm như thế.
Ngày 12 tháng 6 năm 2018, Quốc Hội Việt Nam thông qua Luật An Ninh Mạng đầy tranh cải, luật đòi hỏi những công ty kỹ thuật như Google, Facebook, Twitter, LinkedIn, Apple, and Microsoft và Samsung cung cấp thông tin của người sử dụng internet tại Việt Nam.
Đảng Cộng Sản Việt Nam tỏ ra cứng rắn hơn với những nhà bất đồng chinh kiến trên mạng. Họ đòi hỏi những trang mạng xã hội gỡ bỏ những nội dung chống chánh quyền trong vòng một ngày sau khi nhận yên cầu từ chánh quyền.
Luật An Ninh Mạng qui định Google và Facebook kiểm duyệt mọi nội dung mà chính phủ coi là gây tranh cãi, lưu trữ dữ liệu người dùng ở Việt Nam và trao dữ liệu cho chính quyền Việt Nam khi họ yêu cầu.
Luật An Ninh Mạng vi phạm nghiêm trọng căn bản luật pháp quốc tế, đồng thời cho phép nhà cầm quyền được tùy tiện xác định những ý kiến nào là phạm luật phải gỡ bỏ.
Biện pháp nầy có thể dùng để hợp pháp hoá những hành vi đàn áp những cư dân mạng ôn hoà và những người bất đồng chính kiến như Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển, Hoàng Đức Bình, Trần Hoàng Phúc, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ( Mẹ Nấm), Trần Thị Nga, Bùi Văn Trung, Hồ Văn Hải.
Đã có hằng trăm cuộc phản kháng ở nhiều nơi trên toàn quốc chống lại cuộc bỏ phiếu cho dự luật kìm chế tự do thông tin mạng và vi phạm quyền riêng tư cá nhân của 53% trong hơn 90 triệu người dân đang xữ dụng Internet ở Việt Nam.
Việt Nam không phải nơi an toàn cho người dân được tự do phát biểu.
Những quốc gia thuộc nhóm Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) phải đương đầu với Việt Nam khi họ thách thức thế giới về thương mại, những tiêu chuẩn hợp tác và sau cùng là vấn đề Internet.
Việt Nam tiếp tục nằm ở khu vực cuối bảng của Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới của RSF, và được xếp hạng 175 trên 180 quốc gia trong năm2018.
Kính thưa quí vị,
Vì quyền tự do biểu đạt tư tưởng, quyền riêng tư bất khả xâm phạm của người dùng truyền thông kỷ thuật số, vì quyền lợi kinh tế của người dân Việt Nam, vì sự phát triển của đất nước, vì ước vọng hội nhập với kỷ thuật toàn cầu, vì uy tín của Việt Nam trên thế giới và vì sự cạnh tranh toàn cầu trong thế kỷ 21, chúng tôi, những người ký tên trong Thỉnh Nguyện Thư nầy, tha thiết thỉnh cầu quí vị Giám Đốc Điều Hành Google, Facebook, Twister, LinkedIn, Apple, Microsoft KHÔNG ĐÁP ỨNG yêu cầu của nhà cầm quyền Việt Nam.
Chúng tôi, 96 triệu người dân trong nước và 4 triệu người lưu vong khắp nơi trên thế giới vô cùng biết ơn quí vị KHÔNG ĐÁP ỨNG yêu cầu của nhà cầm quyền Việt Nam về Luật An Ninh Mạng.
Chân thành cám ơn,
Liên Minh Dân Chủ Việt Nam
Xin ký tên vào thơ Thỉnh Nguyện nầy để bảo vệ quyền tự do Internet và tự do ngôn luận.