– Hợp đồng tiềm thủy đĩnh (tầu ngầm) guyên tử Úc – Anh – Mỹ (AUKUS-Australia-United Kingdom-United States) không những làm liên minh phương Tây chống Trung Quốc rạn nứt mà còn là tiền lệ cho việc bán tàu ngầm hay các thiết bị nguyên tử…
Sau khi đắc cử Tổng thống, ông Joe Biden đã hứa hẹn với các đồng minh là ông sẽ làm khác cựu TT Trump với khẩu hiệu “nước Mỹ trở lại”.
Nhưng sau vụ rút quân hỗn loạn bỏ rơi các đồng minh ở Afghanistan, nay đến lượt Mỹ giựt 1 hợp đồng đóng tàu ngầm của Pháp đã ký với Úc từ 2016, liệu các nước đồng minh có nên tiếp tục tin vào Mỹ nửa hay không ???
Nguồn Facebook LMDC Viet Nam
– Bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Jean-Yves Le Drian không ngần ngại so sánh quyết định của tổng thống Joe Biden không khác gì người tiền nhiệm Donald Trump, “đơn phương, đột ngột và không đoán định được”.
Ông Jean-Yves Le Drian, khi trả lời đài phát thanh France Info ngày 16/09/2021 nói quyết định của Canberra và Washington là “cú đâm sau lưng”đồng minh.
Mới đây, Ông Joe Biden còn huy động đồng minh châu Âu chuyển hướng chiến lược sang Ấn Độ-Thái Bình Dương, khu vực Trung Quốc nổi lên như một mối đe dọa cho hòa bình, ổn định trong khu vực. Cùng với Pháp, Đức cũng điều chiến hạm đến bảo vệ tự do hàng hải.
Chỉ cách đây hai tuần, hội nghị 2+2 giữa bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao Pháp – Úc còn dự kiến khả năng lính Pháp đồn trú thường trực ở Úc. Tháng 04/2021, Liên Hiệp Châu Âu cũng thông qua chiến lược chung về Ấn Độ-Thái Bình Dương do lo ngại những căng thẳng địa chính trị “tác động trực tiếp đến các lợi ích của Liên Hiệp Châu Âu”.
Báo Pháp Le Figaro nhận định, với thỏa thuận ba bên AUKUS, Pháp và rộng hơn là Liên Hiệp Châu Âu, dường như đã bị gạt khỏi khu vực trọng điểm của thế kỷ 21.
Bộ trưởng Quân Lực Florence Parly cay đắng cho rằng Pháp giờ phải “minh mẫn hơn về cách Hoa Kỳ đánh giá các đồng minh và đối tác”.
Bà Florence Parly nói việc Úc hủy hợp đồng quân sự với Pháp là một quyết định « nghiêm trọng về phương diện địa chính trị và chính trị quốc tế ». Qua việc này, Paris thấy rõ cách « cư xử của Mỹ với các đồng minh ».
Còn thông cáo của bộ Ngoại Giao Pháp nhấn mạnh đến “sự thiếu liên kết” và mâu thuẫn trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ. Washington kêu gọi đoàn kết nhưng lại sẵn sàng “gạt một đồng minh và một đối tác châu Âu như Pháp khỏi đối tác chiến lược với Úc, vào lúc chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương”.
Ngoài ra một số bình luận viên quốc tế còn cho rằng: Việc Mỹ bán và trang bị tàu ngầm nguyên tử cho Úc là một động thái « vô trách nhiệm ». Nếu ngày hôm nay Mỹ có quyền bán cho Úc tàu ngầm nguyên tử thì nay mai, Trung quốc và Nga cũng sẽ theo đó bán các thiết bị nguyên tử cho các nước khác như Pakistan hay Iran….
* Phải biết rằng cho đến hiện nay, các quốc gia duy nhất được trang bị tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân là sáu cường quốc có vũ khí nguyên tử: Hoa Kỳ, Nga, Vương quốc Anh, Pháp, Trung Quốc và Ấn Độ . Việc Australia gia nhập câu lạc bộ rất nhỏ này đặt ra nhiều câu hỏi, đặc biệt là trong lĩnh vực chống phổ biến vũ khí nguyên tử, do hàm lượng uranium cao trong các loại nhiên liệu được sử dụng.
* Nếu biết trước ông thủ tướng Úc “nuốt lời” với lý do tầu ngầm hạt nhân ưu việt hơn : « Tầu ngầm hạt nhân có nhiều lợi ích hơn. Chúng mạnh hơn, bền hơn, nhanh hơn, kín đáo hơn và có khả năng chuyên chở lớn hơn ». Có lẽ Pháp cũng đã bán tàu ngầm nguyên tử cho Úc rồi, vì Pháp cũng là 1 quốc gia có khả năng đóng các tàu ngầm nguyên tử.
* New Zealand, quốc gia đã cấm tất cả các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân đến vùng biển của mình kể từ năm 1985, đã tuyên bố rằng các tàu ngầm tương lai của nước láng giềng và đồng minh Australia sẽ không được chào đón tại New Zealand.
* Qua sự việc đồng minh Mỹ & Pháp ( AC) chia rẽ vì vụ tranh giành buôn bán tàu ngầm cho Úc , Bác TQ Tập Cận Bình sẽ rất khoái chí, còn ông Putin của Nga xô thì chắc cũng mỉm cười khi dễ …
TL – Lefigaro & RFI & liberation
H1 : Tầu ngầm hạt nhân Barracuda lớp Suffren của Hải Quân Pháp tại cảng quân sự Toulon
H2: USS San Juan Tầu ngầm hạt nhân USA