TQLC LÊ CÔNG TRUYỀN
KBC 3331
[“Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì hành động và lời nói của người xấu mà còn cả sự im lặng đáng sợ của người tốt” – Martin Luther King]
DẪN NHẬP
Năm 2011, một nhà trí thức hải ngoại cùng 34 nhà trí thức hải ngoại khác đã viết trong “Thư Ngỏ” gởi các nhà cầm quyền Hà Nội đưa ra một lộ trình “hoà hợp, hòa giải”, bị nhiều nhà trí thức chân chính phân tích, nhận định và phản đối. Dĩ nhiên “Thư Ngỏ” này không được CSHN hồi đáp!
Nhà trí thức nói trên phóng bút viết: “Tôi nghĩ rằng chính quyền này không có chính nghĩa nhưng có chính danh đối với quốc tế.”
Viết như thế phải chăng nhà trí thức hàm ý: “Có chính danh đối với quốc tế nhưng không có chính danh đối với Dân Tộc Việt Nam…”?
Viết mà không hiểu những gì mình viết bèn viết tiếp để thỉnh ý một vị giáo sư nguyên Khoa trưởng Đại học Luật khoa Sài Gòn: ”… “Để có thể trả lời được chắc chắn hơn, xin anh giúp cho tôi một vài ý kiến then chốt, nhất là khía cạnh pháp lý của vấn đề, nếu có.”
Vị giáo sư khoa trưởng đã phát biểu: “Tranh luận về tính chất chính danh hay không chính danh, chính thống hay không chính thống, tuy hào hứng về mặt pháp lý, nhưng theo ngu ý, không có lợi ích gì cho công cuộc đấu tranh chung của dân tộc.” Qua những lời phát biểu nầy, phải chăng vị giáo sư muốn nói: “Có chính danh, chính thống chi đâu mà tranh với luận.” ?
Người viết nghĩ, khi nhìn nhận (reconnaitre) chế độ csHN, các quốc gia không xét chính danh tính của nó. Nếu xét, chắc chắn họ không nhìn nhận! Họ chỉ xét phương diện pháp lý. Theo quốc tế công pháp, một chế độ được nhìn nhận khi nó hội đủ ba thành tố: Đất, Dân và Quyền; không cần biết Quyền do đâu mà có! Quyền đó có thể do cướp giựt, trộm cắp mà có cũng chẳng sao!!!
Trên đây là chuyện xảy ra hồi năm 2011 với “Thư Ngõ” của 36 ông trí thức gởi cho CSHN, nhưng sau hơn bốn năm lại có người nhắc đến hai chữ “chính danh”. Vậy xin bàn tiếp.
LÃNH ĐẠO VÀ CHÍNH DANH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM !!!
Ngày 2 tháng 2 năm 2015, kỷ niệm ngày thành lập đảng CSVN, Tổng bí thư của “đảng” đã phát biểu: “Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam”. Người viết sẽ không bàn về những “thắng lợi” (!) này.
Một hiện tượng khác: Trong dịp tiếp xúc với BBC, nhà sử học Vũ Minh Giang thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã “phản bác quan điểm cho rằng Đảng lãnh đạo tại Việt Nam không chính danh” và khoe khoang: “Trong số các Đảng Cộng sản đang cầm quyền trên thế giới thì Đảng cầm quyền chính danh nhất là ở Việt Nam.” Nói như thế không sợ họ Tập buồn sao nhà sử học? Như vậy, nhà sử học khẳng định: “Đảng cộng sản có chính danh để lãnh đạo tại Việt Nam”. Đã cho rằng đảng của mình “có chính danh để lãnh đạo” thì cứ “tiếp tục lãnh đạo” hà tất phải gào lên “đảng ta có chính danh”. Gào lên như rứa khiến người ta ngờ cái “chính danh” của mình.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sanh năm 1944, chưa vượt tuổi ấu thơ nên không biết những gì đảng của ông ta đã làm từ năm 1930 đến năm 1946. Nhưng đã là Tiến sĩ chính trị học, “chuyên ngành xây dựng đảng”, ắt ông ta phải biết các sự kiện lịch sử trong giai đoạn nói trên.
Mặt khác, ông ta đã chánh thức gia nhập đảng CS từ năm 1968 ắt phải biết những gì đảng của ông ta đã làm từ “Thảm sát Tết Mậu Thân năm 1968” cho đến bây giờ.
Nhà sử học Vũ Minh Giang, đã từng là thành viên “Hội đồng Lý luận Trung ương của đảng” ắt cũng phải biết như ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cả hai biết mà vẫn còn có những luận điệu dối mình, gạt người. Điều đó cho thấy một lương trí không trong sáng, một tấm lòng không chân thật, một lương tâm có vấn đề!
Sau đây, xin nhìn xem đảng CSVN “lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt” như thế nào. Qua cái nhìn đó, người đọc có thể nhận định xem “đảng lãnh đạo tại Việt Nam có chính danh” hay không.
A. “Đúng đắn và sáng suốt” trước khi thực sự cầm quyền!!!
A1. Kẻ sẽ lãnh đạo CSVN làm điềm chỉ viên cho thực dân Pháp
Ngày 30/6/1925, trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu để dự lễ tưởng niệm anh hùng Phạm Hồng Thái, do mật báo của Lý Thụy (HCM) và Lâm Đức Thụ, Cụ Phan Bội Châu bị mật vụ của thực dân Pháp bắt tại Thượng Hải (Hoàng Văn Chí argued that in June 1925, Nguyễn betrayed Phan Bội Châu, the famous leader of a rival revolutionary faction and his father’s old friend, to French Secret Service agents in Shanghai for 150,000 piastres (Wikipedia, the free encyclopedia). Mượn tay mật vụ Pháp để triệt hạ một nhà ái quốc chân chính để lãnh 150,000 đồng tiền Đông Dương. Một thanh niên 35 tuổi mượn tay thực dân Pháp ám hại một Ông Cụ 58 tuổi đang rong ruổi trên đường vận động cứu nước. Cụ còn là đồng hương Nghệ An, bạn thân của cha mình. Không có bất cứ một lý do nào có thể biện minh cho hành vi vô luân này ngoài lý do tìm mọi cách tiêu diệt các thành phần quốc gia yêu nước.
Một nhân vật làm điềm chỉ viên (indicateur) cho mật vụ Pháp về sau lãnh đạo đảng CSVN thì làm sao đảng này có chính danh được.
A2. Dùng máu dân để tế cờ đỏ búa liềm
Được thành lập ngày 3/2/1930, đảng CSVN phát động cái gọi là “Cao trào Xô Viết Nghệ Tỉnh” vào ngày Lễ Lao Động Quốc Tế 1/5/1930, kêu gọi nông dân đi biểu tình để chống sưu cao thuế nặng và đưa ra chiêu bài “lấy tài sản của người giàu chia cho người nghèo”. Không có một bích chương, một biểu ngữ nào nói lên mục đích của cuộc biểu tình. Cao điểm là cuộc biểu tình tại hai huyện Hưng Nguyên và Nam Đàn (Nghệ An) ngày 12/9/1930. Đoàn biểu tình với hàng ngàn nông dân võ trang bằng dao mác gậy gộc, giương cao cờ đỏ búa liềm, đi đến đâu chém giết đến đó! Thực dân Pháp đã cho ba phi cơ đến ném bom giết 217 nông dân và làm 125 người bị trọng thương (Nguyễn Vỹ, Tuấn – Chàng Trai Nước Việt, Chứng Tích Thời Đại 1900-1970, Quyển 2, NXB Sống Mới, Fort Smith, AR 73913, T163). Chưa được 10 tháng tuổi mà đã bắt đầu quậy rồi! Càng lớn càng quậy dữ !!!
Không biết trong Luận án Tiến sĩ “Chuyên Ngành Xây Dựng Đảng”, ông NPT có đề cập sự kiện đảng của ông ta đã từng dùng máu của nông dân để tế cờ đỏ búa liềm của Nga Sô hay không. Nếu có, chắc ông ta cũng cho đó là một sự “lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt để kết nạp đảng viên” !!! Mới chào đời mà đã lừa dân, dối chúng, hại người. Như thế có “chính danh”, có “lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt” hay không”?
A3. Cách mạng mùa thu hay Mùa thu tàn phá non sông?
Ngày 11-03-1945, Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập. Chính phủ Trần Trọng Kim ra mắt quốc dân ngày 17-04-1945. VM cộng sản đánh phá khắp nơi và mưu toan cướp chính quyền. Trước tình thế đó, Thủ Tướng Trần Trọng Kim bảo ông Khâm Sai Phan Kế Toại tìm một vài người VM đến nói chuyện vì Cụ còn tưởng VM dù theo chủ nghĩa CS, nhưng chắc cũng nghĩ đến tương lai nước nhà. Vài hôm sau Ông KS/PKT đưa một tên VM đến. Sau đây là cuộc nói chuyện giữa Cụ và tên VM (Lệ Thần Trần Trọng Kim, Một Cơn Gió Bụi, T86, 87):
Cụ Trần: Chúng tôi ra làm việc chỉ vì nước mà thôi, chứ không có ý cầu danh cầu lợi gì cả, tôi chắc đảng các ông cũng vì nước mà hành động. Nếu vậy chúng ta tuy đi con đường khác nhau, nhưng cũng cùng chung mục đích, các ông thử xem ta có thể hợp tác với nhau, kẻ ở trong người ở ngoài, để cứu nước được không?
Tên VM: Sự hành động của chúng tôi đã có chủ nghĩa riêng và có chương trình nhất định để đem nước đến chỗ hoàn toàn độc lập. Chúng tôi có thể làm lấy được.
Cụ Trần: Sự mưu cầu cho nước được độc lập cũng là mục đích của chúng tôi nhưng vì đi đường thẳng có nhiều khó khăn, nên chúng tôi phải uyển khúc mà đi từ từ có lẽ chắc chắn hơn.
Tên VM: Chúng tôi chỉ có một con đường thẳng đi đến hoàn toàn độc lập chứ không có hai.
Cụ Trần: Theo như ý của các ông, tôi sợ rất có hại cho dân, mà chưa chắc đã thành công được.
Tên VM: Chúng tôi chắc chắn thế nào cũng thành công. Nếu có hại cũng không cần, có hại rồi mới có lợi. Dù người trong nước, mười phần chết mất chín, chúng tôi sẽ lập một xã hội mới với một thành phần còn lại, còn hơn với chín phần kia.
Cụ Trần: Nếu các ông chắc lấy được quyền độc lập cho nước nhà, các ông vào chính phủ làm việc, cần gì phải đánh phá cho khổ dân?
Tên VM: Chúng tôi sẽ cướp lấy quyền để tỏ cho các nước đồng minh biết chúng tôi mạnh, chứ không chịu để cho ai nhường.
Những lời phát biểu của tên này phản ảnh lời tuyên bố của HCM: “Dẫu phải đốt sạch cả dãy Trường Sơn hay phải đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng ta cũng phải làm.”
Cuộc cướp chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim ngày 19/8/1945 do HCM nhận lịnh của Đệ Tam Quốc Tế hay “đảng cộng sản thế giới” phát động (xin xem điểm B1 dưới đây) đã đưa Việt Nam vào hai cuộc chiến đẩm máu tàn sát không biết bao nhiêu triệu người Việt Nam, giết hại không biết bao nhiêu nhơn tài của đất nuớc và biến Việt Nam thành một chư hầu của kẻ thù truyền kiếp phương Bắc! Điều manh động đó không đúng đắn, chẳng hề sáng suốt.
A3. Cộng-sản-hóa hoặc tiêu diệt các lực lượng kháng chiến chống Pháp trong Nam !!!
(Tuyên bố độc lập và thành lập nước Việt Nam DCCH nhưng chưa có quốc gia nào nhìn nhận nên phải bị coi như chưa có thực quyền. Do đó, người viết đặt điểm A3 trong mục A).
Ngày 13-09-1945, Tướng Douglas Gracey của Anh quốc điều động sư đoàn 20 vào Sài Gòn với nhiệm vụ giải giới quân đội Nhựt từ vỉ tuyến 16 trở xuống (Đà Nẳng-Cà Mau). Nhưng Gracey lại chuyển quyền cho Cédille của quân đội viễn chinh Pháp. Theo đề nghị của Cédille, Gracey vỏ trang 1,400 binh sĩ Pháp, đa phần là lính Lê dương bị Nhựt cầm tù tại Trung đoàn Lục quân Thuộc địa (11è RIC, Régiment d’Infanterie Coloniale đóng tại Thành Ô Ma, Camp des Mares, về sau là nơi trú đóng của Bộ Tư Lịnh Cảnh Sát Quốc Gia). Hành động này của Tướng Gracey vô hình chung giúp thực dân Pháp trong mưu toan tái chiếm Việt Nam, đã đi ngược Hiến Chương Đại Tây, tuyên bố chung của Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Quốc Winston S. Churchill vào ngày 14 tháng 8 năm 1941.
Ngày 23-09-1945, ngay sau khi được tái võ trang, lính Lê Dương và lính Nhảy dù của Cédille, dưới quyền chỉ huy của Trung tá thực dân Rivier, đánh chiếm các cơ quan hành chánh và tiến chiếm các tỉnh Nam Phần. Chúng gặp phải sự kháng cự dũng liệt của các lực lượng kháng chiến quốc gia trong Nam như Quốc Dân Đảng, Đệ Nhị Sư Đoàn Dương Văn Giáo, Đệ Tam Sư Đoàn Lý Huệ Vinh, Đệ Tứ Sư Đoàn Nguyễn Hòa Hiệp, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Dân Xã Đảng, Tịnh độ Cư Sĩ, Bộ đội Bình Xuyên (từ đây xin viết BX) v.v. Các lực lượng nói đây đã bắt đầu giao chiến với các đơn vị viễn chinh Pháp sớm hơn “Ngày Toàn quốc Kháng chiến” (19/12/1946) của HCM đến hơn một năm và sớm hơn khi “HCM cử Nguyễn Bình vào Nam lo việc thống nhất các lực lượng vũ trang”. Đây là sách lược nhằm cộng-sản-hóa và tiêu diệt các lực lượng này để giành “độc quyền kháng chiến chống Pháp” cho CSVN. Không có thống kê để biết có bao nhiêu lãnh tụ quốc gia bị Nguyễn Bình (từ đây xin viết NB) sát hại chỉ xin ghi phuơng danh ba vị: Đức Giáo Chủ PGHH, Dương Văn Dương (Ba Dương) Tổng chỉ huy Bộ Đội BX và Cựu Khâm Sai Nam phần Nguyễn Văn Sâm của Chánh Phủ Trần Trọng Kim.
Đưa NB vào Nam để gián tiếp hợp lực với quân đội viễn chinh Pháp tiêu diệt các lực lượng quốc gia đang kháng chiến chống Pháp, HCM có “lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt không? – Có, đối với Đệ Tam Quốc Tế! Không có, đối với Dân Tộc Việt Nam. Do đó, đảng CSVN không hề có chính danh để lãnh đạo tại Việt Nam.
Trong năm 1945, quân đội viễn chinh Pháp hành quân đã bị Bộ đội BX phục kích gây tổn thất nặng nề trên lộ trình Sài Gòn-Bà Rịa. Sau đó, bộ đội BX triệt thoái về làng Long Hậu Tây, phía nam Phú Xuân, Nhà Bè, Long Kiểng. Khi Pháp tiếp tục đánh chiếm các tỉnh, Ba Dương chuyển quân về Bến Tre. Tại đây, trong cuộc hành quân ngày 20-02-1946 có không-quân yểm trợ, phi cơ Pháp xạ kích nơi Ba Dương đóng quân. Ông chạy vòng vòng quanh một cây rơm để tránh đạn. Ông tử thương vì đạn của tên thủ hạ Từ Văn Ri do NB mua chuộc. Sau đó, tên phản loạn bị Bảy Viễn (từ đây xin viết BV) cho hành quyết. Thế mà VC lại dựng đứng chuyện “Dương Văn Dương là đảng viên csvn từ đầu thập niên 40 thế kỷ trước” và “chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã truy phong ông là liệt sĩ, Thiếu tướng Quân đội Quốc gia Việt Nam v.v…”. Cướp công kháng chiến chống Pháp của các lực lượng quốc gia trong Nam là nghề của CSVN.
Sau khi cho hạ sát Ba Dương xong, để phân tán lực lượng Khai mạc phiên họp, NB giở giọng răn đe: “Bây giờ phải xét lại vấn đề tổ chức quân sự và
lãnh thổ. Từ khi đồng chỉ BV nhận chức khu trưởng chiến khu 7, hẳn đồng chí đã ý thức vấn
đề kỷ luật và trách nhiệm. Kể từ nay, đồng chí không còn là tư lịnh phó BX họp tác với kháng
chiến, mà là một sĩ quan cao cấp của quân đội cách mạng. Có nghĩa là đồng chí phải tuân
hành mệnh lệnh của Ủy ban Hành chánh Nam bộ và Ủy Viên Quân sự (tức NB). Chúng ta
không thể chống giặc mà không thống nhất hệ thống chỉ huy. Mọi đặc điểm riêng không được
tồn tại nữa”.
Phía BV, một vị trả lời: “Tổ chức BX không đợi đến khi Trung tướng NB tới Nam Bộ mới bắt
đấu chiến đấu. Từ 30 tháng nay, chúng tôi đã đánh nhau với Pháp và đã có hơn 300 chiến sĩ
hy sinh tại các mặt trận. Suốt 1.000 ngày chiến đấu, chúng tôi không hề được Cục quân nhu
Việt Minh, Ủy ban Hành chánh Nam bộ, Quân ủy cung cấp bất cứ một thứ gì. Những đoàn
quân chuyển vận võ khí từ Bắc vào chiến trường Nam Bộ đi ngang địa phận chúng tôi đóng
quân, đã được chúng tôi bảo vệ, chuyên chở đến nơi đến chốn. Không một chiến sĩ BX nào
được lãnh một xu lương bổng. Nhưng đây là chuyện nhỏ, đáng lẽ không cần nói”.
NB: “Vậy đồng chí còn than phiền điều gì ?”
Đại diện BX: “Chúng tôi không than phiền mà chỉ nói rõ vấn đề. Chúng tôi tin tưởng nơi sự
sáng suốt của đồng chí. Nhưng chúng tôi đã lầm và không hài lòng về cung cách đồng chí đối
xử với chúng tôi. BX đã chiến đấu từ trước khi đồng chí vào tới Nam Bộ. Đồng chí không hề
đề nghị giúp đở chúng tôi mà chỉ hạ lịnh bắt chúng tôi phải thi hành.”
NB cười gằn: “Các đồng chí có tuân hành lệnh của tôi đâu, đồng chí hiểu chứ?
Đại diện BX: “Đồng chí nói sai. Tất cả những nhiệm vụ mà đồng chí phân công cho chúng
tôi, chúng tôi đã thi hành trọn vẹn. Chúng tôi chỉ từ chối sự kiểm soát của các chánh trị
viên mà đồng chí gởi tới. Đồng chí có hiểu tại sao không?
Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Nam bộ Phạm Ngọc Thuần: “Tôi muốn nghe đồng chí nói rõ”.
Đại diện BX: “Đây là sự thực. Chúng tôi nghĩ rằng các chánh trị viên không có gì để dạy dỗ
chúng tôi. Chúng tôi đã ý thức cầm súng chiến đấu vì nền độc lập của Tổ Quốc. Chúng tôi
không chiến đấu cho một chế độ đảng trị hay để củng cố uy quyền lãnh đạo đã nhẫn tâm tàn
sát đồng đội một cách ác độc hơn là đối với quân thù”.
NB đặt tay lên bá súng và gằn tiếng hỏi: “Đồng chí muốn ám chí ai?”
Đại diện BX: “Chính đồng chí Nguyễn Bình. Không ai khác.”
NB vội rút súng ra khỏi vỏ. Người chỉ huy đội cận vệ cũng lên cò cây tiểu liên Thompson,
ngón tay đặt sẵn trên cò súng, chỉa thẳng vào NB, sẵn sàng nhả đạn.
Viên Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Nam bộ run giọng can gián: “Tất cả bình tỉnh lại. Chúng ta
đều là anh em đồng chí. Đồng chí vừa phát biểu những điều kết tội, vậy đồng chí có thể
chứng minh cho rõ trắng đen không?”
Bảy Viễn nhìn thẳng về phía Nguyễn Bình: “Nếu tôi phải kể hết mọi tội ác của đồng chí đối
với các chiến sĩ quốc gia thì phải nói cả ngày mới hết. Tôi chỉ muốn nói đến một
TÀ QUYỀN NGỤY TẠO CHÍNH DANH
TQLC LÊ CÔNG TRUYỀN
KBC 3331
[“Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì hành động và lời nói của người xấu mà còn cả sự im lặng đáng sợ của người tốt” – Martin Luther King]
DẪN NHẬP
Năm 2011, một nhà trí thức hải ngoại cùng 34 nhà trí thức hải ngoại khác đã viết trong “Thư Ngỏ” gởi các nhà cầm quyền Hà Nội đưa ra một lộ trình “hoà hợp, hòa giải”, bị nhiều nhà trí thức chân chính phân tích, nhận định và phản đối. Dĩ nhiên “Thư Ngỏ” này không được CSHN hồi đáp!
Nhà trí thức nói trên phóng bút viết: “Tôi nghĩ rằng chính quyền này không có chính nghĩa nhưng có chính danh đối với quốc tế.”
Viết như thế phải chăng nhà trí thức hàm ý: “Có chính danh đối với quốc tế nhưng không có chính danh đối với Dân Tộc Việt Nam…”?
Viết mà không hiểu những gì mình viết bèn viết tiếp để thỉnh ý một vị giáo sư nguyên Khoa trưởng Đại học Luật khoa Sài Gòn: ”… “Để có thể trả lời được chắc chắn hơn, xin anh giúp cho tôi một vài ý kiến then chốt, nhất là khía cạnh pháp lý của vấn đề, nếu có.”
Vị giáo sư khoa trưởng đã phát biểu: “Tranh luận về tính chất chính danh hay không chính danh, chính thống hay không chính thống, tuy hào hứng về mặt pháp lý, nhưng theo ngu ý, không có lợi ích gì cho công cuộc đấu tranh chung của dân tộc.” Qua những lời phát biểu nầy, phải chăng vị giáo sư muốn nói: “Có chính danh, chính thống chi đâu mà tranh với luận.” ?
Người viết nghĩ, khi nhìn nhận (reconnaitre) chế độ csHN, các quốc gia không xét chính danh tính của nó. Nếu xét, chắc chắn họ không nhìn nhận! Họ chỉ xét phương diện pháp lý. Theo quốc tế công pháp, một chế độ được nhìn nhận khi nó hội đủ ba thành tố: Đất, Dân và Quyền; không cần biết Quyền do đâu mà có! Quyền đó có thể do cướp giựt, trộm cắp mà có cũng chẳng sao!!!
Trên đây là chuyện xảy ra hồi năm 2011 với “Thư Ngõ” của 36 ông trí thức gởi cho CSHN, nhưng sau hơn bốn năm lại có người nhắc đến hai chữ “chính danh”. Vậy xin bàn tiếp.
LÃNH ĐẠO VÀ CHÍNH DANH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM !!!
Ngày 2 tháng 2 năm 2015, kỷ niệm ngày thành lập đảng CSVN, Tổng bí thư của “đảng” đã phát biểu: “Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam”. Người viết sẽ không bàn về những “thắng lợi” (!) này.
Một hiện tượng khác: Trong dịp tiếp xúc với BBC, nhà sử học Vũ Minh Giang thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã “phản bác quan điểm cho rằng Đảng lãnh đạo tại Việt Nam không chính danh” và khoe khoang: “Trong số các Đảng Cộng sản đang cầm quyền trên thế giới thì Đảng cầm quyền chính danh nhất là ở Việt Nam.” Nói như thế không sợ họ Tập buồn sao nhà sử học? Như vậy, nhà sử học khẳng định: “Đảng cộng sản có chính danh để lãnh đạo tại Việt Nam”. Đã cho rằng đảng của mình “có chính danh để lãnh đạo” thì cứ “tiếp tục lãnh đạo” hà tất phải gào lên “đảng ta có chính danh”. Gào lên như rứa khiến người ta ngờ cái “chính danh” của mình.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sanh năm 1944, chưa vượt tuổi ấu thơ nên không biết những gì đảng của ông ta đã làm từ năm 1930 đến năm 1946. Nhưng đã là Tiến sĩ chính trị học, “chuyên ngành xây dựng đảng”, ắt ông ta phải biết các sự kiện lịch sử trong giai đoạn nói trên.
Mặt khác, ông ta đã chánh thức gia nhập đảng CS từ năm 1968 ắt phải biết những gì đảng của ông ta đã làm từ “Thảm sát Tết Mậu Thân năm 1968” cho đến bây giờ.
Nhà sử học Vũ Minh Giang, đã từng là thành viên “Hội đồng Lý luận Trung ương của đảng” ắt cũng phải biết như ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cả hai biết mà vẫn còn có những luận điệu dối mình, gạt người. Điều đó cho thấy một lương trí không trong sáng, một tấm lòng không chân thật, một lương tâm có vấn đề!
Sau đây, xin nhìn xem đảng CSVN “lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt” như thế nào. Qua cái nhìn đó, người đọc có thể nhận định xem “đảng lãnh đạo tại Việt Nam có chính danh” hay không.
A. “Đúng đắn và sáng suốt” trước khi thực sự cầm quyền!!!
A1. Kẻ sẽ lãnh đạo CSVN làm điềm chỉ viên cho thực dân Pháp
Ngày 30/6/1925, trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu để dự lễ tưởng niệm anh hùng Phạm Hồng Thái, do mật báo của Lý Thụy (HCM) và Lâm Đức Thụ, Cụ Phan Bội Châu bị mật vụ của thực dân Pháp bắt tại Thượng Hải (Hoàng Văn Chí argued that in June 1925, Nguyễn betrayed Phan Bội Châu, the famous leader of a rival revolutionary faction and his father’s old friend, to French Secret Service agents in Shanghai for 150,000 piastres (Wikipedia, the free encyclopedia). Mượn tay mật vụ Pháp để triệt hạ một nhà ái quốc chân chính để lãnh 150,000 đồng tiền Đông Dương. Một thanh niên 35 tuổi mượn tay thực dân Pháp ám hại một Ông Cụ 58 tuổi đang rong ruổi trên đường vận động cứu nước. Cụ còn là đồng hương Nghệ An, bạn thân của cha mình. Không có bất cứ một lý do nào có thể biện minh cho hành vi vô luân này ngoài lý do tìm mọi cách tiêu diệt các thành phần quốc gia yêu nước.
Một nhân vật làm điềm chỉ viên (indicateur) cho mật vụ Pháp về sau lãnh đạo đảng CSVN thì làm sao đảng này có chính danh được.
A2. Dùng máu dân để tế cờ đỏ búa liềm
Được thành lập ngày 3/2/1930, đảng CSVN phát động cái gọi là “Cao trào Xô Viết Nghệ Tỉnh” vào ngày Lễ Lao Động Quốc Tế 1/5/1930, kêu gọi nông dân đi biểu tình để chống sưu cao thuế nặng và đưa ra chiêu bài “lấy tài sản của người giàu chia cho người nghèo”. Không có một bích chương, một biểu ngữ nào nói lên mục đích của cuộc biểu tình. Cao điểm là cuộc biểu tình tại hai huyện Hưng Nguyên và Nam Đàn (Nghệ An) ngày 12/9/1930. Đoàn biểu tình với hàng ngàn nông dân võ trang bằng dao mác gậy gộc, giương cao cờ đỏ búa liềm, đi đến đâu chém giết đến đó! Thực dân Pháp đã cho ba phi cơ đến ném bom giết 217 nông dân và làm 125 người bị trọng thương (Nguyễn Vỹ, Tuấn – Chàng Trai Nước Việt, Chứng Tích Thời Đại 1900-1970, Quyển 2, NXB Sống Mới, Fort Smith, AR 73913, T163). Chưa được 10 tháng tuổi mà đã bắt đầu quậy rồi! Càng lớn càng quậy dữ !!!
Không biết trong Luận án Tiến sĩ “Chuyên Ngành Xây Dựng Đảng”, ông NPT có đề cập sự kiện đảng của ông ta đã từng dùng máu của nông dân để tế cờ đỏ búa liềm của Nga Sô hay không. Nếu có, chắc ông ta cũng cho đó là một sự “lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt để kết nạp đảng viên” !!! Mới chào đời mà đã lừa dân, dối chúng, hại người. Như thế có “chính danh”, có “lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt” hay không”?
A3. Cách mạng mùa thu hay Mùa thu tàn phá non sông?
Ngày 11-03-1945, Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập. Chính phủ Trần Trọng Kim ra mắt quốc dân ngày 17-04-1945. VM cộng sản đánh phá khắp nơi và mưu toan cướp chính quyền. Trước tình thế đó, Thủ Tướng Trần Trọng Kim bảo ông Khâm Sai Phan Kế Toại tìm một vài người VM đến nói chuyện vì Cụ còn tưởng VM dù theo chủ nghĩa CS, nhưng chắc cũng nghĩ đến tương lai nước nhà. Vài hôm sau Ông KS/PKT đưa một tên VM đến. Sau đây là cuộc nói chuyện giữa Cụ và tên VM (Lệ Thần Trần Trọng Kim, Một Cơn Gió Bụi, T86, 87):
Cụ Trần: Chúng tôi ra làm việc chỉ vì nước mà thôi, chứ không có ý cầu danh cầu lợi gì cả, tôi chắc đảng các ông cũng vì nước mà hành động. Nếu vậy chúng ta tuy đi con đường khác nhau, nhưng cũng cùng chung mục đích, các ông thử xem ta có thể hợp tác với nhau, kẻ ở trong người ở ngoài, để cứu nước được không?
Tên VM: Sự hành động của chúng tôi đã có chủ nghĩa riêng và có chương trình nhất định để đem nước đến chỗ hoàn toàn độc lập. Chúng tôi có thể làm lấy được.
Cụ Trần: Sự mưu cầu cho nước được độc lập cũng là mục đích của chúng tôi nhưng vì đi đường thẳng có nhiều khó khăn, nên chúng tôi phải uyển khúc mà đi từ từ có lẽ chắc chắn hơn.
Tên VM: Chúng tôi chỉ có một con đường thẳng đi đến hoàn toàn độc lập chứ không có hai.
Cụ Trần: Theo như ý của các ông, tôi sợ rất có hại cho dân, mà chưa chắc đã thành công được.
Tên VM: Chúng tôi chắc chắn thế nào cũng thành công. Nếu có hại cũng không cần, có hại rồi mới có lợi. Dù người trong nước, mười phần chết mất chín, chúng tôi sẽ lập một xã hội mới với một thành phần còn lại, còn hơn với chín phần kia.
Cụ Trần: Nếu các ông chắc lấy được quyền độc lập cho nước nhà, các ông vào chính phủ làm việc, cần gì phải đánh phá cho khổ dân?
Tên VM: Chúng tôi sẽ cướp lấy quyền để tỏ cho các nước đồng minh biết chúng tôi mạnh, chứ không chịu để cho ai nhường.
Những lời phát biểu của tên này phản ảnh lời tuyên bố của HCM: “Dẫu phải đốt sạch cả dãy Trường Sơn hay phải đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng ta cũng phải làm.”
Cuộc cướp chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim ngày 19/8/1945 do HCM nhận lịnh của Đệ Tam Quốc Tế hay “đảng cộng sản thế giới” phát động (xin xem điểm B1 dưới đây) đã đưa Việt Nam vào hai cuộc chiến đẩm máu tàn sát không biết bao nhiêu triệu người Việt Nam, giết hại không biết bao nhiêu nhơn tài của đất nuớc và biến Việt Nam thành một chư hầu của kẻ thù truyền kiếp phương Bắc! Điều manh động đó không đúng đắn, chẳng hề sáng suốt.
A3. Cộng-sản-hóa hoặc tiêu diệt các lực lượng kháng chiến chống Pháp trong Nam !!!
(Tuyên bố độc lập và thành lập nước Việt Nam DCCH nhưng chưa có quốc gia nào nhìn nhận nên phải bị coi như chưa có thực quyền. Do đó, người viết đặt điểm A3 trong mục A).
Ngày 13-09-1945, Tướng Douglas Gracey của Anh quốc điều động sư đoàn 20 vào Sài Gòn với nhiệm vụ giải giới quân đội Nhựt từ vỉ tuyến 16 trở xuống (Đà Nẳng-Cà Mau). Nhưng Gracey lại chuyển quyền cho Cédille của quân đội viễn chinh Pháp. Theo đề nghị của Cédille, Gracey vỏ trang 1,400 binh sĩ Pháp, đa phần là lính Lê dương bị Nhựt cầm tù tại Trung đoàn Lục quân Thuộc địa (11è RIC, Régiment d’Infanterie Coloniale đóng tại Thành Ô Ma, Camp des Mares, về sau là nơi trú đóng của Bộ Tư Lịnh Cảnh Sát Quốc Gia). Hành động này của Tướng Gracey vô hình chung giúp thực dân Pháp trong mưu toan tái chiếm Việt Nam, đã đi ngược Hiến Chương Đại Tây, tuyên bố chung của Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Quốc Winston S. Churchill vào ngày 14 tháng 8 năm 1941.
Ngày 23-09-1945, ngay sau khi được tái võ trang, lính Lê Dương và lính Nhảy dù của Cédille, dưới quyền chỉ huy của Trung tá thực dân Rivier, đánh chiếm các cơ quan hành chánh và tiến chiếm các tỉnh Nam Phần. Chúng gặp phải sự kháng cự dũng liệt của các lực lượng kháng chiến quốc gia trong Nam như Quốc Dân Đảng, Đệ Nhị Sư Đoàn Dương Văn Giáo, Đệ Tam Sư Đoàn Lý Huệ Vinh, Đệ Tứ Sư Đoàn Nguyễn Hòa Hiệp, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Dân Xã Đảng, Tịnh độ Cư Sĩ, Bộ đội Bình Xuyên (từ đây xin viết BX) v.v. Các lực lượng nói đây đã bắt đầu giao chiến với các đơn vị viễn chinh Pháp sớm hơn “Ngày Toàn quốc Kháng chiến” (19/12/1946) của HCM đến hơn một năm và sớm hơn khi “HCM cử Nguyễn Bình vào Nam lo việc thống nhất các lực lượng vũ trang”. Đây là sách lược nhằm cộng-sản-hóa và tiêu diệt các lực lượng này để giành “độc quyền kháng chiến chống Pháp” cho CSVN. Không có thống kê để biết có bao nhiêu lãnh tụ quốc gia bị Nguyễn Bình (từ đây xin viết NB) sát hại chỉ xin ghi phuơng danh ba vị: Đức Giáo Chủ PGHH, Dương Văn Dương (Ba Dương) Tổng chỉ huy Bộ Đội BX và Cựu Khâm Sai Nam phần Nguyễn Văn Sâm của Chánh Phủ Trần Trọng Kim.
Đưa NB vào Nam để gián tiếp hợp lực với quân đội viễn chinh Pháp tiêu diệt các lực lượng quốc gia đang kháng chiến chống Pháp, HCM có “lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt không? – Có, đối với Đệ Tam Quốc Tế! Không có, đối với Dân Tộc Việt Nam. Do đó, đảng CSVN không hề có chính danh để lãnh đạo tại Việt Nam.
Trong năm 1945, quân đội viễn chinh Pháp hành quân đã bị Bộ đội BX phục kích gây tổn thất nặng nề trên lộ trình Sài Gòn-Bà Rịa. Sau đó, bộ đội BX triệt thoái về làng Long Hậu Tây, phía nam Phú Xuân, Nhà Bè, Long Kiểng. Khi Pháp tiếp tục đánh chiếm các tỉnh, Ba Dương chuyển quân về Bến Tre. Tại đây, trong cuộc hành quân ngày 20-02-1946 có không-quân yểm trợ, phi cơ Pháp xạ kích nơi Ba Dương đóng quân. Ông chạy vòng vòng quanh một cây rơm để tránh đạn. Ông tử thương vì đạn của tên thủ hạ Từ Văn Ri do NB mua chuộc. Sau đó, tên phản loạn bị Bảy Viễn (từ đây xin viết BV) cho hành quyết. Thế mà VC lại dựng đứng chuyện “Dương Văn Dương là đảng viên csvn từ đầu thập niên 40 thế kỷ trước” và “chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã truy phong ông là liệt sĩ, Thiếu tướng Quân đội Quốc gia Việt Nam v.v…”. Cướp công kháng chiến chống Pháp của các lực lượng quốc gia trong Nam là nghề của CSVN.
Sau khi cho hạ sát Ba Dương xong, để phân tán lực lượng Khai mạc phiên họp, NB giở giọng răn đe: “Bây giờ phải xét lại vấn đề tổ chức quân sự và
lãnh thổ. Từ khi đồng chỉ BV nhận chức khu trưởng chiến khu 7, hẳn đồng chí đã ý thức vấn
đề kỷ luật và trách nhiệm. Kể từ nay, đồng chí không còn là tư lịnh phó BX họp tác với kháng
chiến, mà là một sĩ quan cao cấp của quân đội cách mạng. Có nghĩa là đồng chí phải tuân
hành mệnh lệnh của Ủy ban Hành chánh Nam bộ và Ủy Viên Quân sự (tức NB). Chúng ta
không thể chống giặc mà không thống nhất hệ thống chỉ huy. Mọi đặc điểm riêng không được
tồn tại nữa”.
Phía BV, một vị trả lời: “Tổ chức BX không đợi đến khi Trung tướng NB tới Nam Bộ mới bắt
đấu chiến đấu. Từ 30 tháng nay, chúng tôi đã đánh nhau với Pháp và đã có hơn 300 chiến sĩ
hy sinh tại các mặt trận. Suốt 1.000 ngày chiến đấu, chúng tôi không hề được Cục quân nhu
Việt Minh, Ủy ban Hành chánh Nam bộ, Quân ủy cung cấp bất cứ một thứ gì. Những đoàn
quân chuyển vận võ khí từ Bắc vào chiến trường Nam Bộ đi ngang địa phận chúng tôi đóng
quân, đã được chúng tôi bảo vệ, chuyên chở đến nơi đến chốn. Không một chiến sĩ BX nào
được lãnh một xu lương bổng. Nhưng đây là chuyện nhỏ, đáng lẽ không cần nói”.
NB: “Vậy đồng chí còn than phiền điều gì ?”
Đại diện BX: “Chúng tôi không than phiền mà chỉ nói rõ vấn đề. Chúng tôi tin tưởng nơi sự
sáng suốt của đồng chí. Nhưng chúng tôi đã lầm và không hài lòng về cung cách đồng chí đối
xử với chúng tôi. BX đã chiến đấu từ trước khi đồng chí vào tới Nam Bộ. Đồng chí không hề
đề nghị giúp đở chúng tôi mà chỉ hạ lịnh bắt chúng tôi phải thi hành.”
NB cười gằn: “Các đồng chí có tuân hành lệnh của tôi đâu, đồng chí hiểu chứ?
Đại diện BX: “Đồng chí nói sai. Tất cả những nhiệm vụ mà đồng chí phân công cho chúng
tôi, chúng tôi đã thi hành trọn vẹn. Chúng tôi chỉ từ chối sự kiểm soát của các chánh trị
viên mà đồng chí gởi tới. Đồng chí có hiểu tại sao không?
Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Nam bộ Phạm Ngọc Thuần: “Tôi muốn nghe đồng chí nói rõ”.
Đại diện BX: “Đây là sự thực. Chúng tôi nghĩ rằng các chánh trị viên không có gì để dạy dỗ
chúng tôi. Chúng tôi đã ý thức cầm súng chiến đấu vì nền độc lập của Tổ Quốc. Chúng tôi
không chiến đấu cho một chế độ đảng trị hay để củng cố uy quyền lãnh đạo đã nhẫn tâm tàn
sát đồng đội một cách ác độc hơn là đối với quân thù”.
NB đặt tay lên bá súng và gằn tiếng hỏi: “Đồng chí muốn ám chí ai?”
Đại diện BX: “Chính đồng chí Nguyễn Bình. Không ai khác.”
NB vội rút súng ra khỏi vỏ. Người chỉ huy đội cận vệ cũng lên cò cây tiểu liên Thompson,
ngón tay đặt sẵn trên cò súng, chỉa thẳng vào NB, sẵn sàng nhả đạn.
Viên Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Nam bộ run giọng can gián: “Tất cả bình tỉnh lại. Chúng ta
đều là anh em đồng chí. Đồng chí vừa phát biểu những điều kết tội, vậy đồng chí có thể
chứng minh cho rõ trắng đen không?”
Bảy Viễn nhìn thẳng về phía Nguyễn Bình: “Nếu tôi phải kể hết mọi tội ác của đồng chí đối
với các chiến sĩ quốc gia thì phải nói cả ngày mới hết. Tôi chỉ muốn nói đến một vụ: Tại sao
đồng chí ám hại Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo?”
NB trả lời: “Đó là kẻ lúc nào cũng mưu tính diệt CS và cá nhân tôi nên phải bị tiêu diệt”.
BV gầm lên: “Nói láo. Đồng chí tự tin vì nghĩ rằng kẻ khuất mặt không thể nói lên sự thật. Nhưng còn tôi đây thì tôi phải nói. Tôi kết tội đồng chí đã hai lần âm mưu ám sát chính tôi.”
NB phản công: “Không thể kết án vô bằng cớ. Tôi thách đồng chí trưng bằng cớ ra đây”.
BV cười gằn: “Đồng chí lầm rồi. Tôi đang có trong tay một bằng cớ còn hùng biện hơn cả nhơn chứng nữa. Đó là văn thư do chính đồng chí ký tên chỉ thị Ban Ám sát giết tôi”.
BV rút trong túi ra một mảnh giấy đã lấy được trong người của tên sát thủ hồi năm 1947, đặt lên mặt bàn. NB mở mảnh giấy, mặt tái mét, giận run. Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Nam bộ cầm tờ giấy và chính ông ta cũng giận run, quay sang hỏi NB: “Có phải đây là chữ ký và con dấu của đồng chí không?
NB quay mặt đi, nghiến răng: “Chính hắn đã nhiều lần mưu sát tôi, đoàn hộ vệ của tôi chết về tay hắn.” Viên Chủ tịch nhỏ giọng: “Chuyện này quan trọng lắm, phải báo cáo về Trung ương. Yêu cầu các đồng chí chờ tôi”.
BV không trả lời, lặng lẽ cùng đoàn tùy tùng rời phòng họp. Trên lộ trình Đồng Tháp- Rừng Sát, đoàn quân Bình Xuyên bị phục kích trong đêm tối. Nhưng đã tiên liệu sự việc này nên BV và đoàn tùy tùng đã dễ dàng thoát khỏi cuộc phục kích của Trung đoàn 306, do chính NB bố trí, về đến Rừng Sát không một tổn thất.” Ngưng trích
Sau các cuộc đấu khẩu nẩy lửa này, BX biết không thể cộng tác với VM được nữa nên tìm cách liên lạc với Sài Gòn. Ngày 17-06-1948, BV cùng toàn bộ lực lượng BX về hợp tác với Chánh Phủ Nguyễn Văn Xuân. Một số lớn các lực lượng võ trang của Cao Đài Giáo, PGHH, Dân Xã Đảng,Tịnh Độ Cư Sĩ cũng từ bỏ các khu chiến về hợp tác với Chánh Phủ Quốc Gia.
Rất tiếc là sau khi rời bỏ bưng biền về Sài gòn, BV đã có những hoạt động bất lợi cho đất nước trong giai đoạn lâm nguy. Do đó, ông ta đã làm cho lòng yêu nước của lực lượng BX bị chuyển hướng. Sau năm 1955, khi nói đến BX, mấy ai biết và còn nhớ Đệ Nhứt thủ lãnh Bình Xuyên Dương Văn Dương tức Ba Dương và bào đệ của ông là Dương Văn Hà!
Ngày 29/9/1951, theo lịnh của Trung ương, Nguyễn Bình lên đường về Bắc nhận nhiệm vụ mới và bị quân Pháp phục kích giết chết tại xã Srépok, quận Sesan, tỉnh Stung Treng trên đất Campuchia (Wikipedia). Theo “Wikipedia, the free encyclopedia”, Nguyễn Bình bị người của Võ Nguyên Giáp giết sau khi bị thương nhẹ trong một cuộc giao tranh nhẹ với quân Miên (He was executed by agents of General Vo Nguyen Giap after being slightly wounded during a skirmish with Cambodian troops).
HCM hay VNG triệu hồi Nguyễn Bình về Bắc? Làm sao lính Pháp biết lộ trình của Nguyễn Bình để phục kích? Phải chăng do “Đài Tiếng Nói Nam Bộ” chỉ điểm? Cuối năm 1945 HCM điều động Nguyễn Bình vào Nam: “Bác giao Nam Bộ cho chú”. “Đến năm 1946, HCM lại đưa Lê Duẩn vào Nam với chức vụ Bí Thư Xứ Bộ Nam Kỳ để lãnh đạo cuộc kháng chiến”. Lê Duẩn sinh năm 1907 tại Quảng trị, gia nhập đảng CS năm 1930. Nguyễn Bình sinh năm 1908 tại Hưng Yên, gốc Việt Nam Quốc Dân Đảng, gia nhập đảng CS năm 1946 và chết năm 1951. “Wikipedia tiếng Việt”, trong bài “Nguyễn Bình”, phần chú thích có ghi “Sự thật về cái chết của liệt sĩ – Trung tướng Nguyễn Bình”, Thiếu tướng Phùng Đình Ấm, Tạp chí Hướng nghiệp & Hòa nhập.” Trong “Báo Mới.com”, Đại tá Thạc sĩ Nguyễn Văn Hùng (VC) viết trong bài Nhớ mãi Thiếu tướng Phùng Đình Ấm: “Thiếu tướng VC Phùng Đình Ấm đã ra đi trong sự thương tiếc của gia đình, người thân, đồng chí, đồng đội! Vẫn biết rằng sinh-tử là quy luật của tạo hóa, vậy mà hay tin ông mất, chúng tôi không khỏi bất ngờ, tiếc thương. Bất ngờ vì mới đây thôi, ở cương vị thường trực Ban liên lạc Đoàn B90, ông còn tích cực tham gia biên soạn nhiều đề tài lịch sử quân sự, tổng kết chiến tranh và luôn lạc quan trong cuộc sống.” Cái chết “bất ngờ” của viên thiếu tướng có liên quan gì đến bài viết của ông ta không? Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Thuốc đắng giã tật, lời thật mất lòng”. Người Ba Tư cũng có câu: “Nếu nói ra sự thật, anh sẽ chết”.
Nếu chỉ vì bị Tây phục kích mà chết thì tại sao Thiếu tướng VC Phùng Đình Ấm lại viết bài “Sự thật về cái chết của liệt sĩ – Trung tướng Nguyễn Bình”? Qua các dữ kiện ghi trên, người viết nghĩ NB bị thanh trừng nội bộ như các tướng VC Nguyễn Chí Thanh (1967), Đặng Kim Giang (1983) Chu Văn Tấn (1984), Hoàng văn Thái (1986), Lê Trọng Tấn (1986), Thi Văn Tám (2008), với những nguyên nhân khác nhau.
A3. Hiệp Định Sơ Bộ 6/3/1946: 15 ngàn lính Pháp vào Bắc Việt
Sau khi cướp được chính quyền từ Chính phủ Trần Trọng Kim ngày 19/8/1945 và sau khi Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị ngày 25/8/1945, HCM thành lập Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời ngày 28-8-1945 và ra mắt quốc dân ngày 2/9/1945, ngày ông ta đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sanh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
BX, NB “phong” BV làm Khu trưởng chiến khu 7 và có ý định giải tán lực lượng BX nhưng bị BV cực lực chống đối. “Phong” hay không “phong”, lực lượng của BV cũng đã làm chủ tình hình tại nơi đó. Trong lòng chiến khu 7, vào giữa năm 1948, những cuộc đấu khẩu và phục kích để tận diệt lẫn nhau giữa BV và NB đã xảy ra thường xuyên. Xin trích một đoạn từ quyển “Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc” của cư sĩ Nguyễn Long Thành Nam.
Trích: “Thể theo lời mời cũa chủ tịch Ủy ban Hành chánh Nam bộ, ngày 20-05-1948 BV rời Rừng Sát với hai đại đội võ trang thân tín nhứt, có cả trung liên và đại liên, từ Rừng Sát vượt sông Soái Rạp, băng qua quốc lộ 4, xuôi theo dòng kinh Dương Văn Dương đến căn cứ địa của Nam Bộ, tại làng Nhơn Hòa Lập để họp và nhận chức Khu trưởng Chiến khu 7. Ngày 28-05-1948, BV cùng hai nhân vật tín cẩn và toán cận vệ đến địa điểm họp. Xin nói rõ chính dân Mộc Hóa lấy tên Dương Văn Dương để đặt tên cho con kinh chứ không phải VM hay VC.
Việc đầu tiên mà Chính phủ Lâm thời làm là ban hành sắc lệnh số 8, ngày 5/9/1945 giải tán Đại Việt Quốc Gia Xã Hội Đảng và Đại Việt Quốc Dân Đảng với lý cớ Đại Việt Quốc Gia Xã Hội Đảng “Tư thông với ngoại quốc để âm mưu những việc có hại cho sự độc lập Việt Nam” và Đại Việt Quốc dân Đảng đã “âm mưu những việc hại cho sự độc lập quốc gia và nền kinh tế Việt Nam.” Tư thông như thế nào? Ngoại quốc nào? Chính HCM ký sơ ước 6/3/1946 mới “hại cho sự độc lập do họ Hồ tuyên bố” (xin xem bên dưới). Đây là lời vu khống trắng trợn nhằm loại trừ các chánh đảng quốc gia yêu nước để đảng CSVN chiếm lĩnh độc quyền lãnh đạo Đất Nước hầu thực thi ý đồ của HCM. Học giả Jean-Francois Revel thuộc Hàn Lâm Viện Pháp quốc đã viết: “Mục tiêu của ông ta không phải là nền độc lập của Việt Nam mà là việc sáp nhập nước này vào quốc tế cộng sản và áp đặt chủ nghĩa độc tài Staline lên dân tộc Việt Nam.” (Jean-Francois Revel, 1/10 bài viết trong Hồ Chí Minh, Sự thật về Thân Thế & và sự nghiệp”, nhà xuất bản Nam Á, Paris, 1990, tr.179). Đệ nhứt Bí Thư Đảng CS Liên Bang Sô Viết Khrushchev (1953-1964) cũng đã có nhận định tương tự khi ông ta viết: “Cuộc chiến nầy (1955-1975) không vì tương lai của người dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đang đổ máu và xả thân cho Phong Trào Cộng Sản Thế Giới.” (Nikita S. Khrushchev, Khrushchev Remembers (Strobe Talbott dịch từ Nga ngữ sang Anh ngữ), nxb Little Brown, 1970, Kết luận Chương về HCM và Chiến Tranh Việt Nam.”)
Thế thì phải “công nhận” kẻ cầm đầu đảng CSVN đã “lãnh đạo cực kỳ đúng đắn và sáng suốt” đáng được Staline tưởng thưởng “Huân Chương Lenin” kèm theo “Huân Chương Sao vàng”!
Việc làm kế tiếp của HCM là viết thơ cho các nguyên thủ quốc gia, trong đó có Tổng Thống Hoa
Hoa Kỳ Truman, để xin nhìn nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Không một quốc gia nào
hồi đáp! Sau nhiều tháng được thành lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không được một
quốc gia nào nhìn nhận, chỉ có chánh phủ Pháp gởi Đặc sứ Jean Sainteny sang Hà Nội để thương
thuyết với HCM. Kết quả của cuộc thương thuyết là Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 ký kết giữa
giữa Sainteny, đại diện Chánh phủ Cộng hòa Pháp quốc và HCM, đại diện Chính phủ Liên hiệp
Kháng chiến được thành lập ngày 2/3/1946, được Vũ Hồng Khanh một lãnh tụ cao cấp của Việt
Nam Quốc Dân Đảng phó thự (contre-signé). Với ý đồ gì mà HCM cần VHK phó thự trong khi
VHK chỉ là Phó Chủ tịch Quân Ủy hội, Chủ tịch là Võ Nguyên Giáp? Phải chăng để VNQDĐ
chia sẽ trách nhiệm về Hiệp định rước cướp vào nhà? Sau 30/4/1975, Cụ Vũ Hồng Khanh bị “tập
trung cải tạo” và ra khỏi “trại cải tạo” năm 1986 nhưng vẫn bị quản thúc tại quê nhà. Cụ đã từng
nói với ông Vũ Đình Hòe, đảng viên Đảng Dân chủ, Bộ trưởng Bộ QGGD chánh phủ đầu tiên
của VNDCCH: “Nuôi chí đánh Tây từ trai trẻ, đến cuối đời lại bị gọi là tay sai của Tây!”
Nội dung của Hiệp định Sơ bộ:
– Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên Hiệp Pháp, có chánh phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng.
– Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa đồng ý cho 15 ngàn quân Pháp vào Miền Bắc thay thế 200.000 quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Pháp hứa sẽ rút hết quân trong thời hạn 5 năm, mỗi năm rút 3.000 quân.
– Pháp đồng ý thực hiện trưng cầu dân ý tại Nam Kỳ về việc thống nhất với VNDCCH.
– Hai bên thực hiện ngưng bắn, giữ nguyên quân đội tại vị trí hiện thời để đàm phán về chế độ tương lai của Đông Dương, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với
nước ngoài và những quyền lợi kinh tế và văn hóa của Pháp ở Việt Nam.
Đã tuyên bố độc lập rồi tại sao lại ký hiệp ước này để trở thành “một quốc gia tự do trong khối Liên Hiệp Pháp” khác nào một con cá đang vùng vẫy ngoài đại dương bị bắt bỏ vào một ao rau muống! Lại còn cung thỉnh 15 ngàn lính Pháp vào Bắc Việt. “Lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt” mà không hiểu nổi thâm ý của thực dân Pháp muốn tái chiếm Việt Nam hay sao.
Theo VMCS, sự “lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt” nói trên nhằm nhờ Pháp thay thế 20 vạn quân Trung hoa Dân quốc trong việc giải giới quân đội Nhựt từ biên giới Việt-Hoa đến vĩ tuyến 16 vì e ngại sau khi giải giới quân đội Nhựt xong quân Tàu ở lì, không chịu rút ra khỏi Việt Nam! Nếu e ngại như thế thì tại sao năm 1965 HCM lại xin và được Mao Trạch Đông chấp thuận đưa 32 vạn lính Trung cộng vào Việt Nam ? (xin xem điểm B.5 dưới đây).
Thực ra với Hiệp ước sơ bộ nói trên, HCM nhằm hai mục đích: giành độc quyền thương thuyết với Pháp và nhờ Pháp tiếp tay tiêu diệt các chánh đảng quốc gia đang hoạt động mạnh tại Bắc Việt. Pháp hứa “tiếp tay” nhưng làm ngược lại nên mới có Ngày Toàn Quốc Kháng Chiến trong lịch sử!
A31. Độc quyền thương thuyết với Pháp
Hội nghị Đà Lạt (19/4/1946 đến 11/5/1946) mà giáo sư Hoàng Xuân Hản gọi là Hội nghị trù bị chỉ là một cuộc gặp gỡ giữa hai phái đoàn Việt Pháp nhằm chuẩn bị Hội nghị Fontainebleau. (trù bị, không phải trừ bị). Sau Hội nghị Đà Lạt, HCM và phái đoàn Phạm Văn Đồng sang Pháp. Chỉ có phái đoàn PVĐ đến Fontainebleau dự hội nghị từ 6/7/46 đến 10/9/1946, HCM ở lại Paris để vận động chánh giới Pháp. Hội nghị Fontainebleau cũng tan vở.
Chiều ngày 11/9/1946, HCM trao cho Bộ trưởng Hải Ngoại Pháp Quốc Marius Moutet một bản nghị ước do ông ta soạn thảo. Hai ngày sau, Marius Moutet hồi đáp với một bản nghị ước khác, mà HCM thấy hoàn toàn bất lợi nên không ký. Tuy nhiên, sau đó có lẽ ông ta nghĩ “đi tay không há lại về tay không” nên nữa đêm về sáng, ông ta đến tận tư dinh của Marius Moutet để thông báo cho ông này biết ông ta chấp thuận nghị ước của M.Moutet. Thế là ngày hôm sau Tạm ưóc ngày 14/9/1946 được ký kết tại Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại giữa HCM và M. Moutet. Marius Moutet là đảng viên Đảng Xã Hội Pháp mà HCM đã từng là đảng viên. M. Moutet đã gạt tình đồng chí sang một bên để làm lợi cho quốc gia của mình. Đặng Tiẻu Bình cũng gạt tình đồng chí sang một bên để đánh CSVN hai trận: tháng 2 năm 1979 (6 tỉnh biên giới) và tháng 4 năm 1984 (Núi Lão Sơn). Các đảng viên cao cấp của đảng CSVN không học được bài học này nên kéo qua Thành Đô cầu hòa!
Người viết không phân tích những bất lợi của Tạm ước vì nó không phải là chủ điểm của bài viết này nên chỉ xin nêu vài điểm liên quan đến nó:
– Sau khi ký Tạm ước, HCM nói với viên mật thám theo bảo vệ ông ta: “Tôi vừa mới ký một bản án tử hình cho tôi”. Biết như thế mà vẫn ký để cố gắng giữ độc quyền thuơng thuyết với Pháp. Có “đúng Đắn và sang suốt” không?
– Khi mới sang Pháp cùng với phái đoàn PVĐ đi dự Hội nghị Fontainebleau, HCM đuợc Việt kiều đón tiếp nồng nhiệt. Sau khi ký Tạm ước, HCM trở về Việt Nam bằng chiến hạm Dumont d’Urville. Khi chiến hạm ghé Marseille, HCM bị Việt Kiều biểu tình đả đảo và gọi ông ta là một tên Việt gian.
– Ở Việt Nam các đảng phái Quốc Gia càng thấy rõ bộ mặt thật của HCM và đảng CSVN nên phản ứng mãnh liệt, nhất là tại Hà Nội và Hải Phòng.
– Ngay cả trong hàng ngũ cán bộ của CS lúc bấy giờ cũng hoang mang giao động, và mất tin tưởng ở lãnh tụ của họ không phải là ít.
A32. Nhờ Pháp tiêu diệt các chánh đảng quốc gia tại Bắc Việt.
VNG ứng dụng kế thứ 3 trong tam thập lục kế để giết hại người quốc gia: “Tá đao sát nhân”, mượn tay người khác để giết kẻ thù.
Ngày 12/7/1946, Võ Nguyên Giáp (Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến) dàng dựng vụ Ôn Như Hầu để tiêu diệt Việt Nam Quốc Dân Đảng. Trước khi thực hiện âm mưu này, “Võ Nguyên Giáp tìm gặp Đại tá Crépin tạm làm đại diện cho Cao Ủy Pháp để phân trần lý do phải dùng những biện pháp cứng rắn đối với những phần tử phản động, phá hoại sự hợp tác giữa Pháp và CSVN, đồng thời xin Đại tá Crépin giúp cho một số chuyên viên sử dụng trọng pháo để tấn công các chiến khu của Việt Nam Quốc Dân Đảng vì CSVN hiện thiếu số chuyên viên loại này. Lời yêu cầu của VNG được Crépin nhiệt liệt tán thành, hứa sẵn sàng giúp mỗi khi Giáp yêu cầu.” (Bút Sử, Võ Nguyên Giáp Cánh Tay Mặt của Hồ Chí Minh, VietLand, Wikipidia). Vụ Ôn Như Hầu xảy ra sáu ngày sau khi HCM và phái đoàn PVĐ đi Pháp. Nếu không có mật lịnh của HCM trước khi ra đi, chắc chắn VNG không dám xuẩn động làm chuyện tàn bạo và nhơ nhớp nói trên. (xin xem wikipedia, Vụ Ôn Như Hầu. Như thường lệ, VC đã xuyên tạc Vụ án Ôn Như Hầu)
Nhờ thực dân Pháp xử dụng trọng pháo để tiêu diệt những người yêu nước. Hành động đó có “đúng đắn và sáng suốt không”? – Có, đối với Cộng Sản Đệ Tam!
A33. Ngày toàn quốc kháng chiến
“Hứa sẵn sàng giúp mỗi khi Giáp yêu cầu” để rồi mấy tháng sau, quân đội viễn chinh Pháp tiến chiếm và gây hấn tại Lai Châu, Bắc Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hòn Gai, Hải Dương v.v…và gây hấn ngay cả tại Hà Nội. Trước tình thế đó, ngày 19-12-1946, HCM tuyên bố toàn quốc kháng chiến. Không rước 15 ngàn lính Pháp vào Bắc Việt thì không có “Ngày toàn quốc kháng chiến” với “chiến thuật tiêu thổ kháng chiến” khiến dân lâm cảnh màng trời chiếu đất, tán gia bại sản, với “chiến thuật biển người” khiến hàng vạn thanh thiếu niên bị bom Napalm thiêu sống (Trận Vĩnh Yên, đầu năm 1951).
Trong khi HCM và VNG ve vuốt quân Pháp để nhờ giúp tận diệt VNQDĐ thì trong Nam, các lực lượng võ trang thuộc thành phần quốc gia đã kháng chiến chống Pháp từ tháng 9 năm 1945 nghĩa là sớm hơn “ngày toàn quốc kháng chiến” của HCM hơn một năm. Trước đó, HCM đã điều động NB vào Nam để cộng sản hóa hoặc tiêu diệt các lực lượng quốc gia kháng chiến trong nam.
B. “Đúng đắn và sáng suốt” sau khi cướp được chính quyền !!!
B1. HCM cũng đã từng xác nhận trong “Lịch Sử Đảng Cộng sản Đông Dương” (Nhà Xuất Bản sách Giáo khoa Mác Lenin, Hà Nội, 1979): “Chúng ta theo chủ nghĩa Quốc tế, không theo chủ nghĩa Quốc gia. Chúng ta phải nâng cao tinh thần đấu tranh giải phóng, nghĩa là hình thức thì dân tộc mà nội dung là Quốc tế”. Nơi trang 29, HCM viết tiếp: “Nhận chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản để giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ”. Trong “Hồ Chí Minh Toàn Tập”, HCM viết rõ hơn: “Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lénine và Quốc Tế 3 là một đảng cộng sản thế giới. Các đảng cộng sản ở các nước, như là chi bộ, đều phải tuân theo kế hoạch và qui tắc chung. Việc gì chưa có lệnh và kế hoạch của Quốc Tế 3 thì các Đảng không được làm”.
Một đảng không theo chủ nghĩa quốc gia, một đảng phải nhận chỉ thị của ngoại bang thì làm sao có chính danh để lãnh đạo đất nước?
B2. Ngày 15 tháng 6 năm 1956 – hai tuần sau khi Việt Nam Cộng Hòa tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng sa & Trường Sa và hai năm sau ngày chính phủ HCM được tái lập tại Hà Nội – Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Ung Văn Khiêm nói với Li Zhimin, Xử lý Thường vụ Toà Đại Sứ TC tại Bắc Việt: “Theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc” – Far East Economic Review 16/3/1979.
Thủ tướng CSHN Phạm Văn Đồng cũng đã nói với phía Trung quốc: “Từ quan điểm của lịch sử, thì những quần đảo này thuộc về lãnh thổ Trung Quốc” (Beijing Review 30/3/1979, trang 20 – Báo Far East Economic Review 15/3/1979, trang 11).
“Đảng lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt” mà có một viên thứ trưởng, một viên thủ tướng há mồm dâng HS&TS cho giặc Tàu như thế được sao? Nhưng chẳng sao; khi ra Tòa Án Quốc Tế phản cung mấy hồi. Các sự kiện sau đây mới thật sự bất khả phủ nhận.
B3. “Vào năm 1957 khi TC phản đối sự chiếm đóng của VNCH tại đảo Robert thì VNCH đã hoàn toàn kiểm soát hai đảo khác trong nhóm Crescent: Đảo Pattle và đảo Money. Ba đảo mà VNCH chiếm giữ nằm bên phía tây của nhóm Crescent. Đến tháng 8 năm 1958, VNCH lại chiếm giữ thêm đảo Duncan bên khu vực phía đông của nhóm Crescent, đối diện với nhóm Amphitrite. Hai tuần sau, TC tuyên bố chủ quyền của họ trên toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa. Họ đã được sự ủng hộ của Miền Bắc” (A History of Three Warning By Dr. Jose Antonio Socrates – Palawan Sun Online). Tiến sĩ Jose Antonio Socrates viết “được sự ủng hộ của Miền Bắc” có lẽ ông muốn nói về “công hàm” ngày 14-08-1958 cũa Phạm Văn Đồng tương tự như tác giả Frank Ching viết dưới đây:
“Ngày 4/9/1958, TC tuyên bố bề rộng của lãnh hải TC là mười hai hải lý, được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, “bao gồm … Quần Đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa. Mười ngày sau đó, Phạm Văn Đồng đã ghi rõ trong công hàm gởi cho Chu An Lai: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về vấn đề lãnh hải”. (Paracels Islands Dispute By Frank Ching, Far Eastern Economic Review, Feb 10, 1994). Tàu cộng gọi Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là Tây Sa (Paracels Islands) và Nam Sa (Spratly).
Ngày 7/9/1958, ba ngày sau khi TC tuyên bố về lãnh hải của chúng, HCM vội vã họp Bộ Chính Trị không phải để thảo luận mà để cho biết quyết định của lão: “Các đồng chí Trung Quốc đã giúp ta từ đầu đến cuối. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi là nhờ ở họ. Nay họ muốn một vài hòn đảo nhỏ, sao có thể từ chối ? Vả lại, mảnh đất hoang dã ấy chẳng có gì ngoài cứt chim…” (Trần Nhu, Tướng Đi Đêm, VN.NET)
Giặc tuyên bố cướp đảo của đất nước mà Chủ tịch quyết định như trên, các ủy viên BCT im lặng (silence vaut consentement) và Thủ tướng, một nhân vật cao cấp của “đảng”, lại “ủng hộ”, lại “ghi nhận, tán thành và tôn trọng tuyên bố” của giặc”. Như thế, Đảng cộng sản không thể có chính danh để lãnh đạo tại Việt Nam!
B4. Vi phạm Hiệp định Genève 1954: Không rút quân ra khỏi Miền Nam mà còn gài cán binh cán bộ, chôn dấu vũ khí, đạn dược để chuẩn bị một cuộc chiến mới (1955-1975).
Vi phạm Hiệp định Genève 1962 về quy chế trung lập của Ai Lao: Dùng Trường Sơn Tây để đổ quân vào Miền Nam, đóng quân, đặt hậu cần trên “Ai Lao trung lập”.
Vi phạm thỏa ước hưu chiến Tết Mậu Thân 1968 do chúng đề nghị.
Vi phạm Hiệp định Paris 1973: Sau ngày ngưng bắn có hiệu lực, tiếp tục pháo kích vào các trường học, điển hình là trường tiểu học Cai Lậy ngày 9/3/1974 khiến 23 học sinh chết và 43 bị thương; tấn chiếm Phước Long ngày 12/12/1974, tấn chiếm Ban Mê Thuột ngày 13/03/1975.
Các sự vi phạm nói trên cho thấy bộ mặt gian manh của một “đảng” tự nhận có chính danh và “lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt”.
B5. Theo sử gia Chen Jian, tác giả quyển “Mao’s China and the Cold War”, vào năm 1965, Bắc Kinh đã gởi 320 ngàn quân sang tham chiến tại Việt Nam. Nhà văn Vũ Thư Hiên, trong quyển sách dẫn trên đã trích dẫn một đoạn từ cuốn “Giọt Mưa Trong Biển Cả” của Hoàng Văn Hoan (T345) về “sự kiện Hoa quân nhập Việt: Từ năm 1965 đến năm 1970, theo yêu cầu của Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng Lao Động Việt nam, Mao Chủ tịch và Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã phái hơn ba mươi vạn bộ đội vào Việt Nam.” (Vũ Thư Hiên, sđd, T229).
Năm 1946 rước giặc Pháp vào để “đuổi 20 vạn quân của Tưởng Giớí Thạch vì sợ bọn này ở lì không chịu triệt thoái”. Thế thì năm 1965 rước 32 vạn lính của Mao Trạch Đông vào không sợ chúng ở lì sao? Thế mà tự cho “đảng mình lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt” và “có chính danh để lãnh đạo tại Việt Nam”.
B6. Trong một bài nói chuyện nội bộ, Tổng bí thư đảng CSVN Lê Duẩn đã xác quyết: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa (Vũ Thư Hiên, Đêm giữa Ban Ngày, Nhà xuất bản Văn Nghệ, California, 1997, T422).
Đem lính của mình đi đánh cho Liên xô, cho Trung quốc là một hành động không đúng đắn và không sáng suốt. Một đảng có chính danh không ai làm như thế!
B7. “Lãnh đảo đúng đắn và sáng suốt” mà vào tháng 9 năm 1990 Tổng bí thư VC Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng VC Đổ Mười, Cố vấn chánh phủ VC Phạm Văn Đồng kéo nhau sang Thành Đô họp với Tổng bí thư TC Giang Trạch Dân, Thủ tướng TC Lý Bằng để cầu hòa và xin TC đứng ra lãnh đạo cộng sản quốc tế tức xin đặt đảng csVN dưới trướng của đảng cộng sản Tàu. Trước đó vào tháng 5, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ cũng đã cưởng ép Đại tướng VC Võ Nguyên Giáp sang Tàu dự Thế Vận hội Á Châu mà mục đích chính là cầu hòa (Trần Nhu, Tướng Đi Đêm – Wikipedia). Những hệ lụy sau Hội nghị Thành Đô là Việt Nam mất đất, mất biển, mất đảo, người Tàu tràn ngập đất nước để lâm thời biến thành đạo quân thứ 5 của TC!
B8. “Lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt” mà ký Hiệp ước Biên giới trên đất liền ngày 30/12/1999 dâng cho TC trên 700 cây số vuông dọc biên giới, khiến Ải Nam Quan, nửa thác Bản Giốc lọt hẳn vào đất Tàu.
“Lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt” mà ký Hiệp ước phân định vịnh Bắc Việt ngày 25/12/2000 dâng cho TC trên 10 ngàn cây số vuông lãnh hải khiến vùng đánh cá của ngư dân Việt Nam bị thu hẹp.
“Lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt” mà cho Tàu vào khai thác bauxite, gây hậu quả tai hại trầm trọng không những trên môi trường mà còn trên sức khỏe của người dân. Độc hại trên mọi độc hại là biến Cao Nguyên Trung Phần thành căn cứ chiến lược của Trung Cộng.
B9. Sự nhận định của một “người nước ngoài” về chính quyền Sài Gòn và chế độ Hà Nội cho thấy ai có chính danh và lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt: “Đúng vào cái lúc mà chế độ Hà Nội bận rộn ve vuốt để nhận đặc ân từ phía Trung cộng, sự chống đở mãnh liệt của chánh quyền VNCH để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa là một hành động xuất sắc nên được công nhận…. Cái ý thức hệ chính trị trong quá khứ đã buộc Hà Nội phải lựa chọn những chính sách mà khi nhìn lại không có vẻ gì là khôn ngoan cả. Đôi khi nó cũng làm mờ mắt họ về lập trường đúng đắn được khẳng định bởi kẻ thù của họ là chính phủ VNCH. Trong những ngày đó, chế độ Hà Nội rất hăn hái trong việc lên án Chính quyền Miền Nam, cho họ là những con rối của Mỹ, là những kẻ đã bán đứng quyền lợi của nhân dân Việt Nam. Ngay cả lúc đó, một điều rõ ràng là những cáo buộc này đã không có căn cứ. Bây giờ, 20 năm sau, cũng lại một điều rõ ràng là đã có nhiều lúc chính quyền VNCH đã thật sự đứng lên cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam, một cách vô cùng mạnh mẽ, hơn xa cái chính quyền Hà Nội. Như vào năm 1956, chánh phủ VNCH đã công bố một thông cáo chính thức xác nhận chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng sa.”
“Người nước ngoài” là Frank Ching, một nhà báo, nhà văn đang cộng tác với The New York Times, The Wall Street Journal and the Far Eastern Economic Review
KẾT LUẬN
Nhà sử học Vũ Minh Giang thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, thành viên “Hội đồng Lý luận Trung ương của đảng” đã khẳng định “Đảng CS có chính danh để lãnh đạo tại Việt Nam”, nhưng không cho biết những điều kiện “cần và đủ” (conditions nécessaires et suffisantes) để có chính danh. Tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc, thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An, hội viên Ủy Ban Nhơn Quyền, Asean v.v…không phải là điều kiện “cần và đủ” để có chính danh. Khổng Tử có một câu châm ngôn về chính danh với bốn chữ: “Chính giả, chính dã” nghĩa là muốn có chính danh thì lời nói, việc làm phải đúng đắn, sáng suốt, trên thuận lòng trời, dưới hợp ý dân. Qua những điều trình bày trên đây, người viết thấy đảng CSVN không có chính danh để lãnh đạo tại Việt Nam nên phải kết luận như sau:
Đảng CSVN không có chính danh để lãnh đạo tại Việt Nam vì các hành vi kém thông minh và thiếu sáng suốt sau đây:
Tuân lịnh “đảng cộng sản thế giới” (xin xem điểm B1 trên đây) để cướp chính quyền từ một chánh phủ hợp pháp không thể có chính danh.
Đem máu của đồng bào để tế cờ ngoại bang, nhứt định không có chính danh.
Sau khi tuyên bố độc lập lại rước 15 ngàn lính Pháp vào đất nước không thể có chính danh.
Rước 320 ngàn lính Tàu vào đất nước, nhứt định không có chính danh.
Liên tiếp vi phạm tất cả các văn kiện đã ký kết nhứt định không có chính danh.
Xử dụng lính của mình để đánh giặc cho ngoại bang là một đảng hành nghề đánh thuê, nhứt định không có chính danh.
Đem đất, rừng, núi, biển, đảo, thác, tài nguyên thiên nhiên dâng hiến cho giặc là một đảng mại quốc cầu vinh làm sao có chính danh!
TQLC LÊ CÔNG TRUYỀN
TÀI LI ỆU THAM KHẢO:
– Trần Trọng Kim, Một Cơn Gió Bụi
– Wikipedia, the free encyclopedia và Wikipedia, tiếng Việt
– A History of Three Warning by Dr. Jose Antonio Socrates
– Trần Nhu, Tướng đi đêm, wikipedia A fine WordPress.com site
– Vũ Thư Hiên, Đêm giữa Ban Ngày, Nhà xuất bản Văn Nghệ California
– Chen Jian, tác giả quyển “Mao’s China and the Cold War
– Nguyễn Vỹ, Tuấn – Chàng Trai Nước Việt, Chứng Tích Thời Đại 1900-1970, Quyển 2, NXB
Sống Mới, Fort Smith, AR 73913, T163). – Paracels Islands Dispute – Reassessing South
Vietnam, Far Eastern By Frank Ching, Economic Review, Feb 10, 1994
– Bút Sử, Võ Nguyên Giáp Cánh Tay Mặt của Hồ Chí Minh, VietLand, Wikipidia).
– Nguyễn Long Thành Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc, TS Đuốc
Từ Bi xuất bản, California 1991, T400-401 (Nguồn Pierre Darcourt, Bảy Viễn, Le Maitre de
Cholon – Hachette Paris 1977, T303 và các trang sau)
Hình 1 – HCM và M. Moutet ký Tạm ước 14/9/1946
Hình 2 –HCM và M.Moutet chụp hình sau khi ký Tạm ước
.
vụ: Tại sao
đồng chí ám hại Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo?”
NB trả lời: “Đó là kẻ lúc nào cũng mưu tính diệt CS và cá nhân tôi nên phải bị tiêu diệt”.
BV gầm lên: “Nói láo. Đồng chí tự tin vì nghĩ rằng kẻ khuất mặt không thể nói lên sự thật. Nhưng còn tôi đây thì tôi phải nói. Tôi kết tội đồng chí đã hai lần âm mưu ám sát chính tôi.”
NB phản công: “Không thể kết án vô bằng cớ. Tôi thách đồng chí trưng bằng cớ ra đây”.
BV cười gằn: “Đồng chí lầm rồi. Tôi đang có trong tay một bằng cớ còn hùng biện hơn cả nhơn chứng nữa. Đó là văn thư do chính đồng chí ký tên chỉ thị Ban Ám sát giết tôi”.
BV rút trong túi ra một mảnh giấy đã lấy được trong người của tên sát thủ hồi năm 1947, đặt lên mặt bàn. NB mở mảnh giấy, mặt tái mét, giận run. Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Nam bộ cầm tờ giấy và chính ông ta cũng giận run, quay sang hỏi NB: “Có phải đây là chữ ký và con dấu của đồng chí không?
NB quay mặt đi, nghiến răng: “Chính hắn đã nhiều lần mưu sát tôi, đoàn hộ vệ của tôi chết về tay hắn.” Viên Chủ tịch nhỏ giọng: “Chuyện này quan trọng lắm, phải báo cáo về Trung ương. Yêu cầu các đồng chí chờ tôi”.
BV không trả lời, lặng lẽ cùng đoàn tùy tùng rời phòng họp. Trên lộ trình Đồng Tháp- Rừng Sát, đoàn quân Bình Xuyên bị phục kích trong đêm tối. Nhưng đã tiên liệu sự việc này nên BV và đoàn tùy tùng đã dễ dàng thoát khỏi cuộc phục kích của Trung đoàn 306, do chính NB bố trí, về đến Rừng Sát không một tổn thất.” Ngưng trích
Sau các cuộc đấu khẩu nẩy lửa này, BX biết không thể cộng tác với VM được nữa nên tìm cách liên lạc với Sài Gòn. Ngày 17-06-1948, BV cùng toàn bộ lực lượng BX về hợp tác với Chánh Phủ Nguyễn Văn Xuân. Một số lớn các lực lượng võ trang của Cao Đài Giáo, PGHH, Dân Xã Đảng,Tịnh Độ Cư Sĩ cũng từ bỏ các khu chiến về hợp tác với Chánh Phủ Quốc Gia.
Rất tiếc là sau khi rời bỏ bưng biền về Sài gòn, BV đã có những hoạt động bất lợi cho đất nước trong giai đoạn lâm nguy. Do đó, ông ta đã làm cho lòng yêu nước của lực lượng BX bị chuyển hướng. Sau năm 1955, khi nói đến BX, mấy ai biết và còn nhớ Đệ Nhứt thủ lãnh Bình Xuyên Dương Văn Dương tức Ba Dương và bào đệ của ông là Dương Văn Hà!
Ngày 29/9/1951, theo lịnh của Trung ương, Nguyễn Bình lên đường về Bắc nhận nhiệm vụ mới và bị quân Pháp phục kích giết chết tại xã Srépok, quận Sesan, tỉnh Stung Treng trên đất Campuchia (Wikipedia). Theo “Wikipedia, the free encyclopedia”, Nguyễn Bình bị người của Võ Nguyên Giáp giết sau khi bị thương nhẹ trong một cuộc giao tranh nhẹ với quân Miên (He was executed by agents of General Vo Nguyen Giap after being slightly wounded during a skirmish with Cambodian troops).
HCM hay VNG triệu hồi Nguyễn Bình về Bắc? Làm sao lính Pháp biết lộ trình của Nguyễn Bình để phục kích? Phải chăng do “Đài Tiếng Nói Nam Bộ” chỉ điểm? Cuối năm 1945 HCM điều động Nguyễn Bình vào Nam: “Bác giao Nam Bộ cho chú”. “Đến năm 1946, HCM lại đưa Lê Duẩn vào Nam với chức vụ Bí Thư Xứ Bộ Nam Kỳ để lãnh đạo cuộc kháng chiến”. Lê Duẩn sinh năm 1907 tại Quảng trị, gia nhập đảng CS năm 1930. Nguyễn Bình sinh năm 1908 tại Hưng Yên, gốc Việt Nam Quốc Dân Đảng, gia nhập đảng CS năm 1946 và chết năm 1951. “Wikipedia tiếng Việt”, trong bài “Nguyễn Bình”, phần chú thích có ghi “Sự thật về cái chết của liệt sĩ – Trung tướng Nguyễn Bình”, Thiếu tướng Phùng Đình Ấm, Tạp chí Hướng nghiệp & Hòa nhập.” Trong “Báo Mới.com”, Đại tá Thạc sĩ Nguyễn Văn Hùng (VC) viết trong bài Nhớ mãi Thiếu tướng Phùng Đình Ấm: “Thiếu tướng VC Phùng Đình Ấm đã ra đi trong sự thương tiếc của gia đình, người thân, đồng chí, đồng đội! Vẫn biết rằng sinh-tử là quy luật của tạo hóa, vậy mà hay tin ông mất, chúng tôi không khỏi bất ngờ, tiếc thương. Bất ngờ vì mới đây thôi, ở cương vị thường trực Ban liên lạc Đoàn B90, ông còn tích cực tham gia biên soạn nhiều đề tài lịch sử quân sự, tổng kết chiến tranh và luôn lạc quan trong cuộc sống.” Cái chết “bất ngờ” của viên thiếu tướng có liên quan gì đến bài viết của ông ta không? Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Thuốc đắng giã tật, lời thật mất lòng”. Người Ba Tư cũng có câu: “Nếu nói ra sự thật, anh sẽ chết”.
Nếu chỉ vì bị Tây phục kích mà chết thì tại sao Thiếu tướng VC Phùng Đình Ấm lại viết bài “Sự thật về cái chết của liệt sĩ – Trung tướng Nguyễn Bình”? Qua các dữ kiện ghi trên, người viết nghĩ NB bị thanh trừng nội bộ như các tướng VC Nguyễn Chí Thanh (1967), Đặng Kim Giang (1983) Chu Văn Tấn (1984), Hoàng văn Thái (1986), Lê Trọng Tấn (1986), Thi Văn Tám (2008), với những nguyên nhân khác nhau.
A3. Hiệp Định Sơ Bộ 6/3/1946: 15 ngàn lính Pháp vào Bắc Việt
Sau khi cướp được chính quyền từ Chính phủ Trần Trọng Kim ngày 19/8/1945 và sau khi Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị ngày 25/8/1945, HCM thành lập Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời ngày 28-8-1945 và ra mắt quốc dân ngày 2/9/1945, ngày ông ta đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sanh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
BX, NB “phong” BV làm Khu trưởng chiến khu 7 và có ý định giải tán lực lượng BX nhưng bị BV cực lực chống đối. “Phong” hay không “phong”, lực lượng của BV cũng đã làm chủ tình hình tại nơi đó. Trong lòng chiến khu 7, vào giữa năm 1948, những cuộc đấu khẩu và phục kích để tận diệt lẫn nhau giữa BV và NB đã xảy ra thường xuyên. Xin trích một đoạn từ quyển “Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc” của cư sĩ Nguyễn Long Thành Nam.
Trích: “Thể theo lời mời cũa chủ tịch Ủy ban Hành chánh Nam bộ, ngày 20-05-1948 BV rời Rừng Sát với hai đại đội võ trang thân tín nhứt, có cả trung liên và đại liên, từ Rừng Sát vượt sông Soái Rạp, băng qua quốc lộ 4, xuôi theo dòng kinh Dương Văn Dương đến căn cứ địa của Nam Bộ, tại làng Nhơn Hòa Lập để họp và nhận chức Khu trưởng Chiến khu 7. Ngày 28-05-1948, BV cùng hai nhân vật tín cẩn và toán cận vệ đến địa điểm họp. Xin nói rõ chính dân Mộc Hóa lấy tên Dương Văn Dương để đặt tên cho con kinh chứ không phải VM hay VC.
Việc đầu tiên mà Chính phủ Lâm thời làm là ban hành sắc lệnh số 8, ngày 5/9/1945 giải tán Đại Việt Quốc Gia Xã Hội Đảng và Đại Việt Quốc Dân Đảng với lý cớ Đại Việt Quốc Gia Xã Hội Đảng “Tư thông với ngoại quốc để âm mưu những việc có hại cho sự độc lập Việt Nam” và Đại Việt Quốc dân Đảng đã “âm mưu những việc hại cho sự độc lập quốc gia và nền kinh tế Việt Nam.” Tư thông như thế nào? Ngoại quốc nào? Chính HCM ký sơ ước 6/3/1946 mới “hại cho sự độc lập do họ Hồ tuyên bố” (xin xem bên dưới). Đây là lời vu khống trắng trợn nhằm loại trừ các chánh đảng quốc gia yêu nước để đảng CSVN chiếm lĩnh độc quyền lãnh đạo Đất Nước hầu thực thi ý đồ của HCM. Học giả Jean-Francois Revel thuộc Hàn Lâm Viện Pháp quốc đã viết: “Mục tiêu của ông ta không phải là nền độc lập của Việt Nam mà là việc sáp nhập nước này vào quốc tế cộng sản và áp đặt chủ nghĩa độc tài Staline lên dân tộc Việt Nam.” (Jean-Francois Revel, 1/10 bài viết trong Hồ Chí Minh, Sự thật về Thân Thế & và sự nghiệp”, nhà xuất bản Nam Á, Paris, 1990, tr.179). Đệ nhứt Bí Thư Đảng CS Liên Bang Sô Viết Khrushchev (1953-1964) cũng đã có nhận định tương tự khi ông ta viết: “Cuộc chiến nầy (1955-1975) không vì tương lai của người dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đang đổ máu và xả thân cho Phong Trào Cộng Sản Thế Giới.” (Nikita S. Khrushchev, Khrushchev Remembers (Strobe Talbott dịch từ Nga ngữ sang Anh ngữ), nxb Little Brown, 1970, Kết luận Chương về HCM và Chiến Tranh Việt Nam.”)
Thế thì phải “công nhận” kẻ cầm đầu đảng CSVN đã “lãnh đạo cực kỳ đúng đắn và sáng suốt” đáng được Staline tưởng thưởng “Huân Chương Lenin” kèm theo “Huân Chương Sao vàng”!
Việc làm kế tiếp của HCM là viết thơ cho các nguyên thủ quốc gia, trong đó có Tổng Thống Hoa
Hoa Kỳ Truman, để xin nhìn nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Không một quốc gia nào
hồi đáp! Sau nhiều tháng được thành lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không được một
quốc gia nào nhìn nhận, chỉ có chánh phủ Pháp gởi Đặc sứ Jean Sainteny sang Hà Nội để thương
thuyết với HCM. Kết quả của cuộc thương thuyết là Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 ký kết giữa
giữa Sainteny, đại diện Chánh phủ Cộng hòa Pháp quốc và HCM, đại diện Chính phủ Liên hiệp
Kháng chiến được thành lập ngày 2/3/1946, được Vũ Hồng Khanh một lãnh tụ cao cấp của Việt
Nam Quốc Dân Đảng phó thự (contre-signé). Với ý đồ gì mà HCM cần VHK phó thự trong khi
VHK chỉ là Phó Chủ tịch Quân Ủy hội, Chủ tịch là Võ Nguyên Giáp? Phải chăng để VNQDĐ
chia sẽ trách nhiệm về Hiệp định rước cướp vào nhà? Sau 30/4/1975, Cụ Vũ Hồng Khanh bị “tập
trung cải tạo” và ra khỏi “trại cải tạo” năm 1986 nhưng vẫn bị quản thúc tại quê nhà. Cụ đã từng
nói với ông Vũ Đình Hòe, đảng viên Đảng Dân chủ, Bộ trưởng Bộ QGGD chánh phủ đầu tiên
của VNDCCH: “Nuôi chí đánh Tây từ trai trẻ, đến cuối đời lại bị gọi là tay sai của Tây!”
Nội dung của Hiệp định Sơ bộ:
– Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên Hiệp Pháp, có chánh phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng.
– Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa đồng ý cho 15 ngàn quân Pháp vào Miền Bắc thay thế 200.000 quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Pháp hứa sẽ rút hết quân trong thời hạn 5 năm, mỗi năm rút 3.000 quân.
– Pháp đồng ý thực hiện trưng cầu dân ý tại Nam Kỳ về việc thống nhất với VNDCCH.
– Hai bên thực hiện ngưng bắn, giữ nguyên quân đội tại vị trí hiện thời để đàm phán về chế độ tương lai của Đông Dương, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với
nước ngoài và những quyền lợi kinh tế và văn hóa của Pháp ở Việt Nam.
Đã tuyên bố độc lập rồi tại sao lại ký hiệp ước này để trở thành “một quốc gia tự do trong khối Liên Hiệp Pháp” khác nào một con cá đang vùng vẫy ngoài đại dương bị bắt bỏ vào một ao rau muống! Lại còn cung thỉnh 15 ngàn lính Pháp vào Bắc Việt. “Lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt” mà không hiểu nổi thâm ý của thực dân Pháp muốn tái chiếm Việt Nam hay sao.
Theo VMCS, sự “lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt” nói trên nhằm nhờ Pháp thay thế 20 vạn quân Trung hoa Dân quốc trong việc giải giới quân đội Nhựt từ biên giới Việt-Hoa đến vĩ tuyến 16 vì e ngại sau khi giải giới quân đội Nhựt xong quân Tàu ở lì, không chịu rút ra khỏi Việt Nam! Nếu e ngại như thế thì tại sao năm 1965 HCM lại xin và được Mao Trạch Đông chấp thuận đưa 32 vạn lính Trung cộng vào Việt Nam ? (xin xem điểm B.5 dưới đây).
Thực ra với Hiệp ước sơ bộ nói trên, HCM nhằm hai mục đích: giành độc quyền thương thuyết với Pháp và nhờ Pháp tiếp tay tiêu diệt các chánh đảng quốc gia đang hoạt động mạnh tại Bắc Việt. Pháp hứa “tiếp tay” nhưng làm ngược lại nên mới có Ngày Toàn Quốc Kháng Chiến trong lịch sử!
A31. Độc quyền thương thuyết với Pháp
Hội nghị Đà Lạt (19/4/1946 đến 11/5/1946) mà giáo sư Hoàng Xuân Hản gọi là Hội nghị trù bị chỉ là một cuộc gặp gỡ giữa hai phái đoàn Việt Pháp nhằm chuẩn bị Hội nghị Fontainebleau. (trù bị, không phải trừ bị). Sau Hội nghị Đà Lạt, HCM và phái đoàn Phạm Văn Đồng sang Pháp. Chỉ có phái đoàn PVĐ đến Fontainebleau dự hội nghị từ 6/7/46 đến 10/9/1946, HCM ở lại Paris để vận động chánh giới Pháp. Hội nghị Fontainebleau cũng tan vở.
Chiều ngày 11/9/1946, HCM trao cho Bộ trưởng Hải Ngoại Pháp Quốc Marius Moutet một bản nghị ước do ông ta soạn thảo. Hai ngày sau, Marius Moutet hồi đáp với một bản nghị ước khác, mà HCM thấy hoàn toàn bất lợi nên không ký. Tuy nhiên, sau đó có lẽ ông ta nghĩ “đi tay không há lại về tay không” nên nữa đêm về sáng, ông ta đến tận tư dinh của Marius Moutet để thông báo cho ông này biết ông ta chấp thuận nghị ước của M.Moutet. Thế là ngày hôm sau Tạm ưóc ngày 14/9/1946 được ký kết tại Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại giữa HCM và M. Moutet. Marius Moutet là đảng viên Đảng Xã Hội Pháp mà HCM đã từng là đảng viên. M. Moutet đã gạt tình đồng chí sang một bên để làm lợi cho quốc gia của mình. Đặng Tiẻu Bình cũng gạt tình đồng chí sang một bên để đánh CSVN hai trận: tháng 2 năm 1979 (6 tỉnh biên giới) và tháng 4 năm 1984 (Núi Lão Sơn). Các đảng viên cao cấp của đảng CSVN không học được bài học này nên kéo qua Thành Đô cầu hòa!
Người viết không phân tích những bất lợi của Tạm ước vì nó không phải là chủ điểm của bài viết này nên chỉ xin nêu vài điểm liên quan đến nó:
– Sau khi ký Tạm ước, HCM nói với viên mật thám theo bảo vệ ông ta: “Tôi vừa mới ký một bản án tử hình cho tôi”. Biết như thế mà vẫn ký để cố gắng giữ độc quyền thuơng thuyết với Pháp. Có “đúng Đắn và sang suốt” không?
– Khi mới sang Pháp cùng với phái đoàn PVĐ đi dự Hội nghị Fontainebleau, HCM đuợc Việt kiều đón tiếp nồng nhiệt. Sau khi ký Tạm ước, HCM trở về Việt Nam bằng chiến hạm Dumont d’Urville. Khi chiến hạm ghé Marseille, HCM bị Việt Kiều biểu tình đả đảo và gọi ông ta là một tên Việt gian.
– Ở Việt Nam các đảng phái Quốc Gia càng thấy rõ bộ mặt thật của HCM và đảng CSVN nên phản ứng mãnh liệt, nhất là tại Hà Nội và Hải Phòng.
– Ngay cả trong hàng ngũ cán bộ của CS lúc bấy giờ cũng hoang mang giao động, và mất tin tưởng ở lãnh tụ của họ không phải là ít.
A32. Nhờ Pháp tiêu diệt các chánh đảng quốc gia tại Bắc Việt.
VNG ứng dụng kế thứ 3 trong tam thập lục kế để giết hại người quốc gia: “Tá đao sát nhân”, mượn tay người khác để giết kẻ thù.
Ngày 12/7/1946, Võ Nguyên Giáp (Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến) dàng dựng vụ Ôn Như Hầu để tiêu diệt Việt Nam Quốc Dân Đảng. Trước khi thực hiện âm mưu này, “Võ Nguyên Giáp tìm gặp Đại tá Crépin tạm làm đại diện cho Cao Ủy Pháp để phân trần lý do phải dùng những biện pháp cứng rắn đối với những phần tử phản động, phá hoại sự hợp tác giữa Pháp và CSVN, đồng thời xin Đại tá Crépin giúp cho một số chuyên viên sử dụng trọng pháo để tấn công các chiến khu của Việt Nam Quốc Dân Đảng vì CSVN hiện thiếu số chuyên viên loại này. Lời yêu cầu của VNG được Crépin nhiệt liệt tán thành, hứa sẵn sàng giúp mỗi khi Giáp yêu cầu.” (Bút Sử, Võ Nguyên Giáp Cánh Tay Mặt của Hồ Chí Minh, VietLand, Wikipidia). Vụ Ôn Như Hầu xảy ra sáu ngày sau khi HCM và phái đoàn PVĐ đi Pháp. Nếu không có mật lịnh của HCM trước khi ra đi, chắc chắn VNG không dám xuẩn động làm chuyện tàn bạo và nhơ nhớp nói trên. (xin xem wikipedia, Vụ Ôn Như Hầu. Như thường lệ, VC đã xuyên tạc Vụ án Ôn Như Hầu)
Nhờ thực dân Pháp xử dụng trọng pháo để tiêu diệt những người yêu nước. Hành động đó có “đúng đắn và sáng suốt không”? – Có, đối với Cộng Sản Đệ Tam!
A33. Ngày toàn quốc kháng chiến
“Hứa sẵn sàng giúp mỗi khi Giáp yêu cầu” để rồi mấy tháng sau, quân đội viễn chinh Pháp tiến chiếm và gây hấn tại Lai Châu, Bắc Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hòn Gai, Hải Dương v.v…và gây hấn ngay cả tại Hà Nội. Trước tình thế đó, ngày 19-12-1946, HCM tuyên bố toàn quốc kháng chiến. Không rước 15 ngàn lính Pháp vào Bắc Việt thì không có “Ngày toàn quốc kháng chiến” với “chiến thuật tiêu thổ kháng chiến” khiến dân lâm cảnh màng trời chiếu đất, tán gia bại sản, với “chiến thuật biển người” khiến hàng vạn thanh thiếu niên bị bom Napalm thiêu sống (Trận Vĩnh Yên, đầu năm 1951).
Trong khi HCM và VNG ve vuốt quân Pháp để nhờ giúp tận diệt VNQDĐ thì trong Nam, các lực lượng võ trang thuộc thành phần quốc gia đã kháng chiến chống Pháp từ tháng 9 năm 1945 nghĩa là sớm hơn “ngày toàn quốc kháng chiến” của HCM hơn một năm. Trước đó, HCM đã điều động NB vào Nam để cộng sản hóa hoặc tiêu diệt các lực lượng quốc gia kháng chiến trong nam.
B. “Đúng đắn và sáng suốt” sau khi cướp được chính quyền !!!
B1. HCM cũng đã từng xác nhận trong “Lịch Sử Đảng Cộng sản Đông Dương” (Nhà Xuất Bản sách Giáo khoa Mác Lenin, Hà Nội, 1979): “Chúng ta theo chủ nghĩa Quốc tế, không theo chủ nghĩa Quốc gia. Chúng ta phải nâng cao tinh thần đấu tranh giải phóng, nghĩa là hình thức thì dân tộc mà nội dung là Quốc tế”. Nơi trang 29, HCM viết tiếp: “Nhận chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản để giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ”. Trong “Hồ Chí Minh Toàn Tập”, HCM viết rõ hơn: “Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lénine và Quốc Tế 3 là một đảng cộng sản thế giới. Các đảng cộng sản ở các nước, như là chi bộ, đều phải tuân theo kế hoạch và qui tắc chung. Việc gì chưa có lệnh và kế hoạch của Quốc Tế 3 thì các Đảng không được làm”.
Một đảng không theo chủ nghĩa quốc gia, một đảng phải nhận chỉ thị của ngoại bang thì làm sao có chính danh để lãnh đạo đất nước?
B2. Ngày 15 tháng 6 năm 1956 – hai tuần sau khi Việt Nam Cộng Hòa tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng sa & Trường Sa và hai năm sau ngày chính phủ HCM được tái lập tại Hà Nội – Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Ung Văn Khiêm nói với Li Zhimin, Xử lý Thường vụ Toà Đại Sứ TC tại Bắc Việt: “Theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc” – Far East Economic Review 16/3/1979.
Thủ tướng CSHN Phạm Văn Đồng cũng đã nói với phía Trung quốc: “Từ quan điểm của lịch sử, thì những quần đảo này thuộc về lãnh thổ Trung Quốc” (Beijing Review 30/3/1979, trang 20 – Báo Far East Economic Review 15/3/1979, trang 11).
“Đảng lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt” mà có một viên thứ trưởng, một viên thủ tướng há mồm dâng HS&TS cho giặc Tàu như thế được sao? Nhưng chẳng sao; khi ra Tòa Án Quốc Tế phản cung mấy hồi. Các sự kiện sau đây mới thật sự bất khả phủ nhận.
B3. “Vào năm 1957 khi TC phản đối sự chiếm đóng của VNCH tại đảo Robert thì VNCH đã hoàn toàn kiểm soát hai đảo khác trong nhóm Crescent: Đảo Pattle và đảo Money. Ba đảo mà VNCH chiếm giữ nằm bên phía tây của nhóm Crescent. Đến tháng 8 năm 1958, VNCH lại chiếm giữ thêm đảo Duncan bên khu vực phía đông của nhóm Crescent, đối diện với nhóm Amphitrite. Hai tuần sau, TC tuyên bố chủ quyền của họ trên toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa. Họ đã được sự ủng hộ của Miền Bắc” (A History of Three Warning By Dr. Jose Antonio Socrates – Palawan Sun Online). Tiến sĩ Jose Antonio Socrates viết “được sự ủng hộ của Miền Bắc” có lẽ ông muốn nói về “công hàm” ngày 14-08-1958 cũa Phạm Văn Đồng tương tự như tác giả Frank Ching viết dưới đây:
“Ngày 4/9/1958, TC tuyên bố bề rộng của lãnh hải TC là mười hai hải lý, được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, “bao gồm … Quần Đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa. Mười ngày sau đó, Phạm Văn Đồng đã ghi rõ trong công hàm gởi cho Chu An Lai: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về vấn đề lãnh hải”. (Paracels Islands Dispute By Frank Ching, Far Eastern Economic Review, Feb 10, 1994). Tàu cộng gọi Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là Tây Sa (Paracels Islands) và Nam Sa (Spratly).
Ngày 7/9/1958, ba ngày sau khi TC tuyên bố về lãnh hải của chúng, HCM vội vã họp Bộ Chính Trị không phải để thảo luận mà để cho biết quyết định của lão: “Các đồng chí Trung Quốc đã giúp ta từ đầu đến cuối. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi là nhờ ở họ. Nay họ muốn một vài hòn đảo nhỏ, sao có thể từ chối ? Vả lại, mảnh đất hoang dã ấy chẳng có gì ngoài cứt chim…” (Trần Nhu, Tướng Đi Đêm, VN.NET)
Giặc tuyên bố cướp đảo của đất nước mà Chủ tịch quyết định như trên, các ủy viên BCT im lặng (silence vaut consentement) và Thủ tướng, một nhân vật cao cấp của “đảng”, lại “ủng hộ”, lại “ghi nhận, tán thành và tôn trọng tuyên bố” của giặc”. Như thế, Đảng cộng sản không thể có chính danh để lãnh đạo tại Việt Nam!
B4. Vi phạm Hiệp định Genève 1954: Không rút quân ra khỏi Miền Nam mà còn gài cán binh cán bộ, chôn dấu vũ khí, đạn dược để chuẩn bị một cuộc chiến mới (1955-1975).
Vi phạm Hiệp định Genève 1962 về quy chế trung lập của Ai Lao: Dùng Trường Sơn Tây để đổ quân vào Miền Nam, đóng quân, đặt hậu cần trên “Ai Lao trung lập”.
Vi phạm thỏa ước hưu chiến Tết Mậu Thân 1968 do chúng đề nghị.
Vi phạm Hiệp định Paris 1973: Sau ngày ngưng bắn có hiệu lực, tiếp tục pháo kích vào các trường học, điển hình là trường tiểu học Cai Lậy ngày 9/3/1974 khiến 23 học sinh chết và 43 bị thương; tấn chiếm Phước Long ngày 12/12/1974, tấn chiếm Ban Mê Thuột ngày 13/03/1975.
Các sự vi phạm nói trên cho thấy bộ mặt gian manh của một “đảng” tự nhận có chính danh và “lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt”.
B5. Theo sử gia Chen Jian, tác giả quyển “Mao’s China and the Cold War”, vào năm 1965, Bắc Kinh đã gởi 320 ngàn quân sang tham chiến tại Việt Nam. Nhà văn Vũ Thư Hiên, trong quyển sách dẫn trên đã trích dẫn một đoạn từ cuốn “Giọt Mưa Trong Biển Cả” của Hoàng Văn Hoan (T345) về “sự kiện Hoa quân nhập Việt: Từ năm 1965 đến năm 1970, theo yêu cầu của Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng Lao Động Việt nam, Mao Chủ tịch và Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã phái hơn ba mươi vạn bộ đội vào Việt Nam.” (Vũ Thư Hiên, sđd, T229).
Năm 1946 rước giặc Pháp vào để “đuổi 20 vạn quân của Tưởng Giớí Thạch vì sợ bọn này ở lì không chịu triệt thoái”. Thế thì năm 1965 rước 32 vạn lính của Mao Trạch Đông vào không sợ chúng ở lì sao? Thế mà tự cho “đảng mình lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt” và “có chính danh để lãnh đạo tại Việt Nam”.
B6. Trong một bài nói chuyện nội bộ, Tổng bí thư đảng CSVN Lê Duẩn đã xác quyết: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa (Vũ Thư Hiên, Đêm giữa Ban Ngày, Nhà xuất bản Văn Nghệ, California, 1997, T422).
Đem lính của mình đi đánh cho Liên xô, cho Trung quốc là một hành động không đúng đắn và không sáng suốt. Một đảng có chính danh không ai làm như thế!
B7. “Lãnh đảo đúng đắn và sáng suốt” mà vào tháng 9 năm 1990 Tổng bí thư VC Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng VC Đổ Mười, Cố vấn chánh phủ VC Phạm Văn Đồng kéo nhau sang Thành Đô họp với Tổng bí thư TC Giang Trạch Dân, Thủ tướng TC Lý Bằng để cầu hòa và xin TC đứng ra lãnh đạo cộng sản quốc tế tức xin đặt đảng csVN dưới trướng của đảng cộng sản Tàu. Trước đó vào tháng 5, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ cũng đã cưởng ép Đại tướng VC Võ Nguyên Giáp sang Tàu dự Thế Vận hội Á Châu mà mục đích chính là cầu hòa (Trần Nhu, Tướng Đi Đêm – Wikipedia). Những hệ lụy sau Hội nghị Thành Đô là Việt Nam mất đất, mất biển, mất đảo, người Tàu tràn ngập đất nước để lâm thời biến thành đạo quân thứ 5 của TC!
B8. “Lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt” mà ký Hiệp ước Biên giới trên đất liền ngày 30/12/1999 dâng cho TC trên 700 cây số vuông dọc biên giới, khiến Ải Nam Quan, nửa thác Bản Giốc lọt hẳn vào đất Tàu.
“Lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt” mà ký Hiệp ước phân định vịnh Bắc Việt ngày 25/12/2000 dâng cho TC trên 10 ngàn cây số vuông lãnh hải khiến vùng đánh cá của ngư dân Việt Nam bị thu hẹp.
“Lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt” mà cho Tàu vào khai thác bauxite, gây hậu quả tai hại trầm trọng không những trên môi trường mà còn trên sức khỏe của người dân. Độc hại trên mọi độc hại là biến Cao Nguyên Trung Phần thành căn cứ chiến lược của Trung Cộng.
B9. Sự nhận định của một “người nước ngoài” về chính quyền Sài Gòn và chế độ Hà Nội cho thấy ai có chính danh và lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt: “Đúng vào cái lúc mà chế độ Hà Nội bận rộn ve vuốt để nhận đặc ân từ phía Trung cộng, sự chống đở mãnh liệt của chánh quyền VNCH để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa là một hành động xuất sắc nên được công nhận…. Cái ý thức hệ chính trị trong quá khứ đã buộc Hà Nội phải lựa chọn những chính sách mà khi nhìn lại không có vẻ gì là khôn ngoan cả. Đôi khi nó cũng làm mờ mắt họ về lập trường đúng đắn được khẳng định bởi kẻ thù của họ là chính phủ VNCH. Trong những ngày đó, chế độ Hà Nội rất hăn hái trong việc lên án Chính quyền Miền Nam, cho họ là những con rối của Mỹ, là những kẻ đã bán đứng quyền lợi của nhân dân Việt Nam. Ngay cả lúc đó, một điều rõ ràng là những cáo buộc này đã không có căn cứ. Bây giờ, 20 năm sau, cũng lại một điều rõ ràng là đã có nhiều lúc chính quyền VNCH đã thật sự đứng lên cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam, một cách vô cùng mạnh mẽ, hơn xa cái chính quyền Hà Nội. Như vào năm 1956, chánh phủ VNCH đã công bố một thông cáo chính thức xác nhận chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng sa.”
“Người nước ngoài” là Frank Ching, một nhà báo, nhà văn đang cộng tác với The New York Times, The Wall Street Journal and the Far Eastern Economic Review
KẾT LUẬN
Nhà sử học Vũ Minh Giang thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, thành viên “Hội đồng Lý luận Trung ương của đảng” đã khẳng định “Đảng CS có chính danh để lãnh đạo tại Việt Nam”, nhưng không cho biết những điều kiện “cần và đủ” (conditions nécessaires et suffisantes) để có chính danh. Tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc, thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An, hội viên Ủy Ban Nhơn Quyền, Asean v.v…không phải là điều kiện “cần và đủ” để có chính danh. Khổng Tử có một câu châm ngôn về chính danh với bốn chữ: “Chính giả, chính dã” nghĩa là muốn có chính danh thì lời nói, việc làm phải đúng đắn, sáng suốt, trên thuận lòng trời, dưới hợp ý dân. Qua những điều trình bày trên đây, người viết thấy đảng CSVN không có chính danh để lãnh đạo tại Việt Nam nên phải kết luận như sau:
Đảng CSVN không có chính danh để lãnh đạo tại Việt Nam vì các hành vi kém thông minh và thiếu sáng suốt sau đây:
Tuân lịnh “đảng cộng sản thế giới” (xin xem điểm B1 trên đây) để cướp chính quyền từ một chánh phủ hợp pháp không thể có chính danh.
Đem máu của đồng bào để tế cờ ngoại bang, nhứt định không có chính danh.
Sau khi tuyên bố độc lập lại rước 15 ngàn lính Pháp vào đất nước không thể có chính danh.
Rước 320 ngàn lính Tàu vào đất nước, nhứt định không có chính danh.
Liên tiếp vi phạm tất cả các văn kiện đã ký kết nhứt định không có chính danh.
Xử dụng lính của mình để đánh giặc cho ngoại bang là một đảng hành nghề đánh thuê, nhứt định không có chính danh.
Đem đất, rừng, núi, biển, đảo, thác, tài nguyên thiên nhiên dâng hiến cho giặc là một đảng mại quốc cầu vinh làm sao có chính danh!
TQLC LÊ CÔNG TRUYỀN
TÀI LI ỆU THAM KHẢO:
– Trần Trọng Kim, Một Cơn Gió Bụi
– Wikipedia, the free encyclopedia và Wikipedia, tiếng Việt
– A History of Three Warning by Dr. Jose Antonio Socrates
– Trần Nhu, Tướng đi đêm, wikipedia A fine WordPress.com site
– Vũ Thư Hiên, Đêm giữa Ban Ngày, Nhà xuất bản Văn Nghệ California
– Chen Jian, tác giả quyển “Mao’s China and the Cold War
– Nguyễn Vỹ, Tuấn – Chàng Trai Nước Việt, Chứng Tích Thời Đại 1900-1970, Quyển 2, NXB
Sống Mới, Fort Smith, AR 73913, T163). – Paracels Islands Dispute – Reassessing South
Vietnam, Far Eastern By Frank Ching, Economic Review, Feb 10, 1994
– Bút Sử, Võ Nguyên Giáp Cánh Tay Mặt của Hồ Chí Minh, VietLand, Wikipidia).
– Nguyễn Long Thành Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc, TS Đuốc
Từ Bi xuất bản, California 1991, T400-401 (Nguồn Pierre Darcourt, Bảy Viễn, Le Maitre de
Cholon – Hachette Paris 1977, T303 và các trang sau)
Hình 1 – HCM và M. Moutet ký Tạm ước 14/9/1946
Hình 2 –HCM và M.Moutet chụp hình sau khi ký Tạm ước
.