Thế Giới và Vấn Đề Iraq

TỔ CHỨC KHỦNG BỐ QUỐC GIA HỒI GIÁO (IS) VÀ VẤN ĐỀ AN NINH THẾ GIỚI

Lê Phát Minh

hình của Al-Baghdadi

hình của Al-Baghdadi

Cuộc chiến tranh chống khủng bố của thế giới đã bước sang một khúc quanh lịch sử mới, đầy thách thức, khi một tổ chức khủng bố nguồn gốc từ Al-Qaida biến dạng, lớn mạnh nhanh chóng, đánh chiếm lãnh thổ, hành quyết tập thể thường dân vô tội tại những nơi vừa chiếm đóng một cách tàn bạo hơn cả bọn khủng bố Al-Qaida và lấy lãnh thổ vừa chiếm đóng thành lập quốc gia với tên Quốc Gia Hồi Giáo (IS). Mà hầu như Hoa Kỳ và các cường quốc trên thế giới còn trong vòng lúng túng chưa có một hành động, phản ứng dứt khoát nào để chận đứng hành động diệt chủng của tổ chức khủng bố IS này, thể hiện qua việc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tới nay chưa có một quyết định cụ thể nào, mà chỉ đưa ra quyết nghị cấm vận cá nhân thành phần lãnh đạo khủng bố, lên án suông suông  một cách vô trách nhiệm.

Trong khi Hoa Kỳ chỉ phản ứng chừng mực và muộn màng với việc thả dù thực phẩm cứu trợ khẩn cấp cho đoàn người tị nạn mắc kẹt trên đỉnh núi Sinjar, miền Bắc Iraq.  Và chỉ dùng không kích để chặn đứng đà tiến quân của quân khủng bố, khi quân khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo lấy bàn đạp Mosul mở rộng đà tiến quân tiến chiếm ngoại biên thành phố Irbil, Thủ Đô của vùng Kurd tự trị, tàn sát tập thể sắc dân thiểu số không theo đạo Hồi như Yazidi và Thiên Chúa Giáo, khiến cho hàng trăm ngàn người đã phải rời bỏ nhà cửa vượt rừng núi qua vùng Kurd tị nạn.

Nhà Nước Hồi Giáo Là Ai?

Tổ chức Quốc Gia Hồi Giáo với tên IS (Islamic State) đã gây chấn động không những ở Iraq và vùng Trung Đông mà còn cả Thế Giới. Không phải vì tổ chức này chiến thắng nhanh chóng chiếm đóng một số thành phố vùng Bắc, và Tây Iraq và một số miền Đông Syria, mà bởi vì những hành động tàn ác vô nhân đạo của tổ chức Hồi Giáo quá khích này, với những cuộc hành quyết tập thể, bêu thủ cấp hàng ngàn thường dân vô tội chỉ vì cưỡng lại lệnh không chịu cải sang đạo Hồi Giáo Sunni của chúng.

Tổ chức khủng bố Quốc Gia Hồi Giáo IS khởi thủy là ISI (Islamic State of Iraq = Quốc Gia Hồi Giáo Iraq) mở cuộc Thánh Chiến chống quân đội Hoa Kỳ, và dòng hồi giáo Shiite sau khi Hoa Kỳ mở cuộc chiến lật đổ Sadam Hunsen và nhóm này tự coi như một chi nhánh của Al Quaida. Nguyên lãnh tụ tổ chức này là Abu Musad Al-Zarqawi, gốc người Jordan, được Bin Laden huấn luyện, nhưng hắn ta chưa gia nhập Al-Qaida và sau khi liên quân Hoa Kỳ đánh chiếm Affganistan hắn chạy đến Iraq trốn tránh và được một số giới chức trong chính quyền Sadam Hunssen che chở. Năm 2006 Musad Al Zatqawi tử thương do không quân Hoa Kỳ dội bom 500 cân Anh trúng nơi hầm trú ẩn của hắn cách thủ đô Baghdad 20 dậm, và phụ tá của Al-Zarqawi là Abu Bakr Al-Baghdadi sau khi được thả khỏi tù lên thay thế năm 2009 (1).

image001Sau khi đơn vị cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Iraq ngày 18 tháng 12 năm 2011, tổ chức Hồi Giáo ISI vẫn tiếp tục đánh phá chính quyền Iraq do Thủ Tướng Nouri Al-Maliki, đến khi cuộc nội chiến tại Syria bùng nổ, tổ chức ISI xâm nhập vào Syria cùng với nhiều tổ chức hồì giáo quá khích khác trong đó có Al Qaida, tham gia cuộc chiến do nhân dân Syria nổi lên chống chính quyền độc tài Tổng Thống Al-Assad. Tổ chức ISI dần dần lớn mạnh và tàn bạo với những lối hành quyết những thường dân khác tôn giáo và các hàng binh của quân đội Syria, đã gây nhiều bất lợi cho lực lượng nhân dân nổi lên chống nhà cầm quyền Syria đang được thế giới ủng hộ. Lãnh đạo Al-Qaida cho đại diện đến tiếp xúc nhóm ISI thuyết phục ngưng hành động hành quyết hàng binh và thường dân. Chẳng những nhóm ISI không tuân hành, mà còn giết luôn người đại diện của Al Qaida và từ đó nhóm khủng bố này bắt đầu tấn công các nhóm kháng chiến khác để xâm chiếm lãnh thổ do quân kháng chiến chiếm được từ chính quyền Syria và nhóm khủng bố này đổi thành ISIS (Islamic State of Iraq and Syria = Quốc Gia Hồi Giáo Iraq và Syria). Do sự tấn công những nhóm kháng chiến khác tại Syria mà nhóm khủng bố này đã cướp được một số vũ khí lớn do Saudi Arabia, Qatar cung cấp cho quân kháng chiến chống chính quyền Syria của Tổng Thống Bashar Al-Assad. Từ đó tiếp theo những tháng đầu năm 2014, tổ chức Hồi Giáo quá khích này chiếm được thành phố Raqqa miền Đông Syria và tiến chiếm một số thành phố nhỏ cực Bắc Iraq và Mosul một thành phố lớn thứ nhì của Iraq, tổ chức ISIS thành lập một chính quyền lấy tên Quốc Gia Hồi Giáo Iraq và Vùng Cận Đông ( ISIL = Islamic State of Iraq and The Levant) (2).

Chỉ trong vòng vài tháng sau với tên mới ISIL, lãnh tụ AlBaghdadi của tổ chức khủng bố Quốc Gia Hồi Giáo Iraq và Cận Đông (ISIL), kêu gọi người Hồi Giáo khắp thế giới hãy gia nhập tổ chức để cùng chiến đấu, hầu thành lập quốc gia Hồi Giáo. Và sau đó đổi thành tên Quốc Gia Hồi Giáo (IS) với tham vọng là biến toàn vùng Trung Đông và có thể là cả thế giới thành hồi giáo, nhờ vậy tổ chức khủng bố này lớn mạnh nhanh chóng, khởi thủy chỉ khoảng 3 ngàn quân nay lên tới hơn 20 ngàn quân (3).

Al-Baghdadi với chủ trương áp dụng chiến lược khủng bố tối đa không nương tay, giết hàng binh, giết tất cả đàn ông, thanh niên nếu không chịu cải sang đạo Hồi Giáo Sunni, còn đàn bà con gái thì bị hãm hiếp không nương tay. Những hình ảnh hành quyết, chặt đầu hoặc bắn tập thễ tàn bạo đó được bọn chúng đưa lên youtube với mục đích quảng bá rộng rãi hầu gieo rắc sự khủng khiếp, sợ hãi để khủng bố tinh thần kẻ thù, đã có kết quả làm cho quân đội Iraq tại Mosul hoảng hốt, sợ hãi bỏ chạy trước khi quân khủng bố tiến chiếm thủ phủ Mosul (4).

Hậu Quả Chính Sách Đối Ngoại Sai Lầm Của Tổng Thống Obama Đối Với Cuộc Chiến Iraq Và Syria

Tổng Thống Obama không dám can thiệp vào Syria và rút quân quá sớm tại Iraq đã để lại khoảng trống quá lớn đầy yếu kém của lực lượng an ninh Iraq và tình trạng chính trị chia rẽ bất ổn của Thủ Tướng Al-Maliki đã tạo cơ hội lớn mạnh cho tổ chức khủng bố Quốc Gia Hồi Giáo (IS) đưa đến rối loạn hiện nay.

  1. Tại Iraq

Tổng Thống Obama ra lệnh rút quân quá sớm chỉ vì muốn chứng tỏ mình là người giử lời hứa khi ra tranh cử, chứ không cần biết lực lượng an ninh Iraq có đủ kinh nghiệm và khả năng chuyên nghiệp tự bảo vệ an ninh cho quốc gia và nhân dân Iraq hay không? Chấm dứt cuộc chiến Iraq mà ông thường kể công và hãnh diện đã chấm dứt cuộc chiến tranh mà ông gọi là cuộc chiến “Ngu Xuẩn” của Tổng Thống Bush? Và tỏ ra mình xứng đáng là người đã lãnh giải thưởng Nobel Hòa Bình, mặc dù ông Obama mới lên nhận chức Tổng Thống Hoa Kỳ và chưa tạo được một thành tích nào được gọi là Hòa Bình? (5)

Có chăng là sau khi ông lên nhận chức mở một chuyến công du đến Trung Đông và Á Châu với những lời lẽ quá ư là “khiêm nhường” vuốt ve dân Hồi Gíáo hay là lễ độ quá đáng khi bắt tay với nhà vua Á Rập (Saudi Arabia) và nhà vua Nhật Bổn.  Nếu là cá nhân của một Barack Obama thì không có gì đáng nói, nhưng ông là một Tổng Thống đại diện cho toàn dân Hoa Kỳ, một cường quốc bậc nhứt của thế giới thì không thể chấp nhận được.

Theo kế hoạch rút quân từ thời Tổng Thống George W. Bush là khi nào lực lượng an ninh Iraq lớn mạnh và tinh nhuệ đủ bảo đảm được an ninh cho quốc gia mình, và quân Hoa Kỳ sẽ phải lưu lại 10 ngàn quân dài hạn tại Iraq để sẳn sàng can thiệp nếu tình thế an ninh bắt buộc. Nhưng Tổng Thống Obama không làm vậy chỉ vì giận lẩy, bởi không thỏa thuận được với Thủ Tướng Iraq Al-Maliki việc áp dụng luật pháp nếu quân nhân đồn trú nơi đây phạm luật, cũng như không buộc được Maliki thoả hiệp với mọi phe phái chính trị (Sunni, Kurd,..) trong việc thành lập chính phủ.

Là một Tổng Thống của Hoa Kỳ, trong việc bảo vệ quyền lợi chiến lược quân sự và kinh tế Hoa Kỳ, không có vấn đề giận lẩy, mà phải tìm mọi phương cách buộc đối tượng phải chấp nhận. Bởi tiền thuế của nhân dân Hoa Kỳ đã bỏ hàng trăm tỷ mỹ kim và hơn 4000 sinh mạng nam nữ con em Hoa Kỳ đả hy sinh trên chiến trường Iraq, không thể vì giận lẩy đi ra tay không.

  1. Không Dám Can Thiệp Vào Syria

Mùa Xuân Á Rập là một kích thích tố cho những dân tộc còn sống dưới chế độ độc tài vùng Trung Đông can đảm đứng lên đòi quyền tự do dân chủ, trong đó có nhân dân Syria. Khởi đầu với những cuộc biểu tình ôn hòa, nhưng bị chính quyền của Tổng Thống Bashar Al-Assad dùng cảnh sát, quân đội thẳng tay đàn áp đã đưa đến cuộc nội chiến. Tính đến nay gây thiệt mạng thường dân Syria lên gần 200 ngàn người.(6)

Chiến trường Syria trở nên phức tạp, vượt khỏi lằn ranh cuộc nội chiến giữa nhân dân Syria và quân đội của chế độ độc tài Tổng Thống Bashar Al-Assad, khi quân Hezbollah từ Lebanon dưới sự trợ giúp của Iran tham gia vào chiến trường hổ trợ cho chính quyền Syria, đã trở thành cuộc chiến giáo phái giữa Hồi Giáo Shiite và Hồi Giáo Sunni đã tạo cơ hội cho bọn khủng bố trong đó có Al-Qaida, Nusra Front và tổ chức khủng bố ISI, lợi dụng xâm nhập vào với danh nghĩa là hỗ trợ cho lực lượng kháng chiến của nhân dân Syria.

Ngày 20 tháng 8 năm 2012, trước đà thắng thế của quân kháng chiến, Hoa Kỳ biết chính quyền Syria có kho vũ khí hóa học Sarin và e ngại họ sẽ dùng đến loại vũ khí hóa học để đối phó với quân kháng chiến nên lên tiếng cảnh cáo, nếu chính quyền Tổng Thống Bashar Al-Assad xử dụng võ khí hóa học trong cuộc chiến, Hoa Kỳ sẽ dùng vũ lực trừng phạt, mà giới truyền thông coi đây nhưng lằn ranh đỏ giới hạn. Tuy nhiên khi quân đội Syria pháo kích đầu đạn có mang chất Sarin ngày 21 tháng 8 năm 2013 vào làng Ghouta, ven biên của quận lỵ Markaz Rif Dimashq vùng ngoại ô của Thủ Đô Damascus của Syria, nơi mà quân kháng chiến chiếm giữ lâu ngày mà quân đội Syria nhiều lần tấn công đẩm máu nhưng vẫn không chiếm lại được. Tổng Thống Obama cũng không dám thực hiện lời răn đe của mình trước đây vì sự phản đối của Nga và Trung Cộng và dễ dàng thỏa hiệp chấp nhận lời để nghị của Nga, giải giới võ khí hóa học Syria. Sự nhượng bộ này của Tổng Thống Obama đã làm cho Nga và Trung Cộng đánh giá thấp quyết tâm của Hoa Kỳ, đã đưa đến cuộc phiêu lưu quân sự của Nga tại Uraine và của Trung Cộng tại Biển Đông.

Giải Pháp Nào Để Tiêu Diệt Tổ Chức Khủng Bố ISIL?

Cuộc hành quyết cắt đầu ký giả James Foley công dân Hoa Kỳ của tổ chức khủng bố Quốc Gia Hồi Gíáo nhằm trả đủa việc Hoa Kỳ oanh tạc hỗ trợ quân Iraq và Kurd chận đứng đà tiến quân của bọn khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo và tái chiếm lại đập nước chiến lược trọng yếu cung cấp điện và nước tiêu dùng cho một vùng rộng lớn nhân dân Iraq, gần thành phố Mosul.  Hành động dã man này không những làm phẩn nộ dư luận Hoa Kỳ mà cả thế giới đều lên án, hầu như các giới chức chính quyền, quốc hội và chính giới Hoa Kỳ đều có cùng một quan điểm là bọn khủng bố Quốc Gia Hồi Giáo này nếu không bị huỷ diệt thì nền an ninh Hoa Kỳ và thế giới bị đe dọa nặng.

Như vậy thì giải pháp nào để tiêu diệt Quân Khủng Bố Quốc Gia Hồi Giáo?  Dội bom, oanh kích trên chiến trường Iraq và kể cả căn cứ địa của bọn khủng bố này tại Syria? Nếu chỉ ở mức giới hạn đó sẽ không có kết quả như ý muốn.

Nhưng trước khi đưa ra giải pháp, chúng ta thử ước đoán xem thế lực nào, quốc gia nào đứng đàng sau trợ giúp cho bọn khủng bố này lớn mạnh nhanh chóng như hiện nay? Dù trực tiếp hay gián tiếp và với mục đích gì?

Nói đến thế lực Hồi Giáo, muốn phát huy một chủ thuyết Quốc Gia Hồi Giáo như dưới thời Giáo Chủ Mohammad thì hẳn nhiên những nhóm nhiều tiền tài và thế lực này phải ở những quốc gia có hệ phái Sunni chiếm đa số như Saudi Arabia, Qatar và Turkey (Thổ Nhỉ Kỳ), nhưng về phía chính quyền chắc không có chủ trương này.

Còn giả thuyết thứ hai, các quốc gia đứng đàng sau giúp bọn khủng bố gián tiếp, không phải vì lý tưởng Hồi Giáo mà có thể vì chiến lược quân sự, muốn Hoa Kỳ vướng bận cuộc chiến vùng Trung Đông để họ thực hiện tham vọng, trong đó có Nga muốn được dễ dàng thực hiện cuộc xâm lăng để tái thiết lập lại Liên Bang Sô Viết, bước đầu là Uraine và Trung Cộng thì dễ dàng thực hiện tham vọng bành trướng độc bá Biển Đông.

Chính vì vậy Hoa Kỳ không nên đơn phương giải quyết mà cần phải vận động Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua quyết nghị cho giải pháp quân sự và một lực lượng liên minh quân sự giống như dưới thời Tổng Thống George H. Bush (Bush cha). Và để cho Nga không cản trở, Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh Âu Châu và Trung Đông phải chấp nhận sự tồn tại chính quyền Syria, nhưng áp lực buộc Tổng Thống Bashar Al-Assad phải thoả hiệp với quân kháng chiến đối lập, thành lập chính phủ liên hiệp, tiến đến chế độ dân chủ qua cuộc bầu cử và bảo đảm sự vẹn toàn lãnh thổ để chấm dứt cuộc nội chiến, lo bảo vệ đất nước trước quân xâm lăng khủng bố.

Điều này có thể thực hiện được vì quân khủng bố Quốc Gia Hồi Giáo vừa mới chiếm được căn cứ không quân quan trọng Tabqa của chính quyền Syria ở gần thành phố Raqqa và trên đà tiến quân, huy hiếp các căn cứ quân sự trọng yếu của quân đội Syria . Trước tình trạng nguy ngập này, Ngoại Trưởng Syria là ông Walid Al-Moallem trong cuộc họp báo tại Damascus ngày 25 tháng 8 năm 2014, kêu gọi cộng đồng quốc tế kể cả Hoa Kỳ và Anh Quốc họp tác với chính quyền Syria chống tổ chức khủng bố Quốc Gia Hồi Giáo (IS), và Jabhat Al-Nusra, vì ông cho rằng tổ chức khủng bố này nguy hiểm gấp mấy lần Al-Qaida và Taliban mà Hoa Kỳ và đồng minh đang chiến đấu tại Afghanistan. Và Hoa Kỳ cũng vừa lên tiếng là không hợp tác với nhà cầm quyền Syria. Nhưng chế độ độc tài chỉ phản lại lý tưởng dân chủ của trào lưu thế giới ngày nay, chứ không đe dọa đến nền an ninh Hoa Kỳ và thế giới, tình thế sẽ có nhiều biến chuyển nhanh chóng, sự suy nghĩ và quyết định của chính quyền Hoa Kỳ có thể thay đổi sao cho phù hợp với quyền lợi cho cuộc chiến chống khủng bố hiện tại.

Đây là thời điểm, cơ hội thuận lợi để Tổng Thống Barack Obama chỉnh sửa, bù đắp lại chính sách đối ngoại sai lầm đã làm cho thế giới đại loạn trong mấy năm cầm quyền của ông. Bởi Hoa Kỳ là một siêu cường lãnh đạo thế giới, một tính toán sai lầm của Tổng Thống Hoa Kỳ đều di hại đến toàn nhân loại  trước những tham vọng của kẻ xấu như Puttin, Tập Cận Bình và tập đoàn Cộng Sản Bắc Kinh.

Houston, ngày 25 tháng 8 năm 2014

Lê Phát Minh

 

 

 

 

Ghi Chú:

  1. Theo nhật báo The Guardian ngày 6 tháng 7 năm 2014. Phụ tá của thủ lĩnh Abu Musad Al-Zaqawi của tổ chức khủng bố Sunni lấy tên ISI, là Abu Bakr Al-Baghdadi,sinh năm 1971 tại làng Samarra, bắc Baghdad, tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại Học University of Islamic Sciences tại Baghdad Iraq, năm 2003 và cũng là năm hắn ta gia nhập tổ chức khủng bố ISI  trong cuộc hành quân đột kích vùng ngoại ô thủ đô Baghdad, quân đội Hoa Kỳ bắt được trong năm 2005 và giam tại nhà tù Bucca miền Nam Iraq. Nhưng năm 2009 sau khi Tổng Thống Obama nhậm chức đã chỉ thị trả tự do các tù binh như là để lấy lòng khối Hồi Giáo sau khi có vụ scandal về tù binh tại Iraq trong đó có Al-Baghdadi. Liền sau khi được trả tự do Al-Baghdadi trở lại chiến đấu, chấn chỉnh và tổ chức lại nhóm khủng bố ISI gần như sắp tàn lụi sau khi Al-Zarqawi bị trúng bom chết năm 2006.
hình của Al-Baghdadi

hình của Al-Baghdadi

  1. Thời Anh và Pháp đô hộ Trung Đông, The Levant là chỉ miền Cận  Đông gồm Thổ Nhỉ Kỳ, Iraq, Syria, Ai Cập và phụ cận.
  2. Nhật báo RUDAW ngày 21 tháng 8 năm 2014, của Alexandra Di Stefano Pironti,  tin tức tình báo cho biết khoảng 12.000 người của 50 quốc gia trên khắp thế giới đến gia nhập vào tổ chức khủng bố Hồi Giáo ISIL, trong đó có hơn 3000 người mang thông hành từ Âu Châu và Hoa Kỳ.
  3. Với sự tàn bạo và tốc chiến tốc thắng của tổ chức ISIL cùng sự tranh chấp chính trị giành quyền của Thủ Tướng Al Maliki đã làm phân hóa hàng ngũ chính trị với nhiều tế nhị trong sự đoàn kết khiến cho tinh thần binh lính Iraq hoang mang, xuống thấp vì vậy chỉ có tin đồn sự tiến đánh Mosul của quân khủng bố ISIL, cả một sư đoàn quân Iraq trấn thũ Thủ Phủ Mosul rã ngũ chạy lấy thân, bỏ lại vũ khí, trọng pháo, xe tăng. 
  4. Sự lố bịch của Ủy Ban Cứu Xét trao giải Nobel Hoà Bình của Na Uy, đã làm mất ý nghĩa cao quý của giải thưởng Nobel.
  5. Theo nhật báo National Post của Canada ngày 23 tháng 8 năm 2014, Associated Press writers Zeina Karam in Beirut and Jim Kuhnhenn in Edgartown, Massachusetts, contributed to this report.