TG: Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng
Việt Nam đang đối diện nhiều vấn nạn sinh tử cho chế độ Cộng Sản và những nguy cơ có thể mất nước về tay giặc Tàu. Sau đây là vài sự kiện chết sống của dân tộc.
A- Áp lực từ phía Trung Cộng
1- Trung Cộng mua đất, thuê đất ở Campuchia, khu vực giáp biên giới với Việt Nam.
Thiếu tướng Đặng Văn Hùng, Phó tham mưu trưởng Quân khu 7 đã từng báo động nhiều doanh nghiệp Trung Cộng mua đất, thuê đất ở Campuchia, khu vực giáp biên giới với Việt Nam.
Thiếu tướng Đặng văn Hùng cho biết hiện trên tuyến biên giới Tây nam giữa Việt Nam và Campuchia người Trung Quốc mua đất và thuê đất với diện tích lớn ở khu vực này.
2- Trung Cộng xây sân bay trong rừng ở Campuchia nhằm mục đích gì?
Một đường băng giữa rừng đang khơi dậy nhiều nghi ngờ về ý đồ của Trung Cộng đối với Campuchia và tham vọng quân sự của nước này trong khu vực. Theo một bài báo đăng trên báo New York Times thì phi đạo chạy dài ‘như một vết sẹo’ qua nơi từng là một khu rừng già hoang sơ ở vùng tây nam Campuchia.
Một khi hoàn tất sân bay Quốc tế Dara Sakor này sẽ có đường băng dài nhất nước. Cách đó không xa, các công nhân đang đốn cây trong một công viên quốc gia để mở đường cho một cảng nước sâu có thể tiếp nhận tàu chiến. Theo VOA ngày 24 tháng 12/19.
2- Trung Cộng cung cấp Campuchia 100 xe tăng và xe bọc thép
Theo tờ Khmer Times, ông Banh nói rằng Trung Cộng sẽ cung cấp cho Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia (RCAF) các xe tăng và xe bọc thép. Các thiết bị này dự kiến được chuyển đến đúng thời điểm tổ chức tập trận chung “Rồng Vàng” vào tháng Ba (2018), bốn năm trước.
Theo tờ Diplomat, ông Banh không xác nhận chính xác số lượng thiết bị được giao hoặc cho, thông tin cụ thể hơn về việc này. Tuy nhiên, một phóng sự trên kênh BTV cho hay Trung Cộng sẽ viện trợ khoảng 100 xe tăng và xe bọc thép cho Lữ đoàn 70 của Bộ Quốc phòng Campuchia. ( 4 tháng 2/2018)
3- Hàng Không Mẫu Hạn Sơn Đông trên Biển Đông
Truyền thông nhà nước Trung Cộng ngày 18/12 nói chiếc tàu sân bay đầu tiên do nước này chế tạo, Hàng Không Mẫu Hạm Sơn Đông, có nhiệm vụ tập trung vào Biển Đông và đối đầu trực diện với các tàu nước ngoài, theo South China Morning Post (SCMP).
Theo đó, chiếc chiến hạm mới được đưa vào hoạt động hôm 17/12 sẽ được sử dụng cho việc giao chiến, chủ yếu để giành quyền kiểm soát trên các vùng biển mà Trung Cộng tuyên bố chủ quyền, thay vì chỉ tập trung vào các nhiệm vụ huấn luyện như tàu Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Cộng.
B- Nỗi lo ngày càng tăng về chủ quyền của lãnh đạo Cộng Sản
Dù cố gắng trấn an người dân bằng cách tỏ ra lạc quan về sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia, mặc dù không dám nêu đích danh bọn giặc Tàu, nhưng khi đánh giá tình hình đất nước, ông Nguyễn Phú Trọng nói “hiện nay có những nước vẫn nhòm ngó, tranh chấp chủ quyền, muốn xâm phạm độc lập chủ quyền của chúng ta”. Rõ như ban ngày.
Nỗi lo này phù hợp với nhận định của học giả Richard Heydarian về những gì đã và đang diễn ra tại Biển Đông. Các quốc gia trong vùng càng chứng kiến sự đe dọa liên tục của Bắc Kinh lên chủ quyền lãnh thổ của họ.
Tại Đại Sảnh Đường Nhân dân Bắc Kinh, cách đây 40 năm,. Ông Tập Cận Bình tuyên bố rõ ràng: “Trung Quốc sẽ không bao giờ phát triển trên sự tổn thất lợi ích của quốc gia khác nhưng sẽ không bao giờ từ bỏ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
Trung Cộng khẳng định quyết tâm này từ những ngày cuối năm 2019 trên vùng Biển Đông, khi nhóm tàu hải cảnh của Bắc Kinh lởn vởn trong khu vực lục địa phía Nam Việt Nam.
C- Con đường nào cho Việt Nam?
Trong Sách Trắng Quốc Phòng, Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, từ chính sách “ba không” có thể được hiểu một cách đầy đủ và chính xác hơn thành “bốn không” là: Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũlực trong quan hệ quốc tế. Trên thực tế, chính sách nầy đã bị phá sản.
Việt Nam phải thay đổi chính sách quốc phòng thụ động, khiếp nhược, và phải Liên Minh với Mỹ, quốc gia duy nhất có thể giúp Việt Nam bảo vể chủ quyền quốc gia. Rút bài học từ Nhật, Đức, họ đầu hàng Mỹ và Đồng Minh trong Thế Chiến thứ 2, nhưng ngày nay được hùng cường phần lớn do Mỹ. Họ cho Mỹ đóng quân trên lãnh thổ, giao thương với Mỹ để phát triển kinh tế. Họ biết Mỹ chưa hề chiếm một tấc đất của quốc gia nào khi họ đến và ra đi. Phi Luật Tân cũng là bài học về giao thương với Mỹ.
Kể từ khi Đức đã nhận được 1,3 tỷ USD hỗ trợ tái thiết từ Kế hoạch Marshall của Mỹ, những công ty như Volkswagen, Siemens và Thyssen hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất phương tiện tự động, điện tử và kỹ thuật đều được coi là những trụ cột của tăng trưởng kinh tế. Nhờ giao thương với Mỹ và các nước tư bản Châu Âu mà họ được thịnh vượng như hôm nay.
Phải nhanh chóng dân chủ hoá đất nước để tận dụng tài nguyên trí tuệ của người dân, tạo cơ hội đồng đều cho mọi đóng góp, nhất là mặt khoa học, kỹ thuật. Chỉ giao cho con cháu đảng viên những nhiệm vụ lãnh đạo, trong lúc những phó tiến sĩ mưu sinh bằng chạy xe ôm thì đất nước bao giờ phát triển?
Phải có một Lộ Trình Dân Chủ Hoá Đất Nước rõ ràng để an dân, và cho dân biết rõ con dường trước mắt của đất nước và với chính bản thân của họ.
Lộ Trình đó phải có những Điểm Cốt Lõi sau đây:
1- Hoà Giải Dân Tộc để tiến đến Hoà Hợp Dân Tộc
2- Phải Thượng Tôn Pháp Luật và Mọi Người phải được Bình Đẳng trước pháp luật
3- Châp Nhận Đa Đảng, Đối Lập, Tôn Trọng quyền con người
4- Tổ chức cuộc Tổng Tuyển Cử để bầu ra Quốc Hội Lập Hiến .
Đó là những bước căn bản Nhất để tiến đến Dân Chủ Hoá Đất Nước.